Cũng từ đầu tháng này, người dân rút tiền gửi trước hạn sẽ không bị mất lãi như trước. Điều này tạo sức hút cho người dân có tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng, qua đó góp phần kiểm soát lạm phát.
Một ngân hàng cho biết, hiện lượng tiền gửi của khách hàng cá nhân đã tăng trên 20%, chủ yếu ở kỳ hạn 6 - 12 tháng. Đây cũng là kỳ hạn phổ biến nhất và có mức lãi suất huy động tăng mạnh với 0,5% so với cuối năm ngoái, dao động khoảng 6,5%/năm.
Với hình thức gửi tiết kiệm online, các ngân hàng đang tung ra mức lãi suất cao hơn trong khoảng 3,5 - 7%/năm với kỳ hạn từ 1 đến 36 tháng.
Ngân hàng tăng lãi suất huy động. Ảnh minh họa.
Tính đến tháng 7, huy động vốn - tức là tiền vào của hệ thống ngân hàng tăng khoảng 4% so với cuối năm ngoái, trong khi tăng trưởng tín dụng - tức là tiền ra lại cao hơn gấp đôi. Do đó lãi suất huy động dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm để đảm bảo cân đối nguồn vốn.
Lãi suất huy động tăng, tức ngân hàng phải trả tiền vốn huy động đắt hơn. Điều này gâp áp lực lên chính các ngân hàng do phải giữ lãi suất đầu ra, tức lãi suất cho vay ổn định.
Ngoài tăng lãi suất, việc cho phép người dân rút tiền trước hạn không bị mất lãi đang tạo sức hút, để tăng nguồn cung tiền gửi vào hệ thống ngân hàng.
Đến thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có động thái mới về việc nới thêm room tín dụng cho các ngân hàng đã cạn hạn mức cho vay. Việc nỗ lực huy động tiền quay lại ngân hàng, cân đối được lãi suất cho vay ổn định là những điều kiện quan trọng để Ngân hàng Nhà nước xem xét nâng hạn mức tín dụng trong thời gian tới, đem lại lợi ích cho cả người người gửi tiền và người vay tiền.
VTV.vn - Tiền gửi thanh toán từ dân cư tiếp tục đổ vào hệ thống ngân hàng trong bối cảnh lãi suất huy động tiếp tục đi lên và các kênh đầu tư khác nhiều rủi ro.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.29055217101802202-gnod-yuh-taus-ial-gnat-gnah-nagn/et-hnik/nv.vtv