Trong thông báo mới, Starbuck công bố doanh thu trong quý 2 của mình là 8,2 tỷ đô. Đây là con số gây ngạc nhiên, vì các chuỗi nhà hàng khác như McDonald’s trong những tuần qua cho biết khách hàng không còn chi tiêu nhiều vào đồ ăn thức uống, hoặc chuyển sang mua những món rẻ hơn trong menu.
Trái ngược với cảnh ấy, những người đứng đầu của Starbucks nói rằng khách hàng của họ, đặc biệt là Gen Z, chưa bao giờ thôi mua những món đồ uống đặc sắc của Starbucks như Dứa Chanh Dây, Espresso đá lắc, hoặc cà phê Cinnamon Dolce Latte.
Ông Howard Schultz, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc của Starbucks, nói rằng những thức uống lạnh chiếm đến 75% doanh số đồ uống trong quý vừa rồi. Gen Z rất thích những món đồ uống này vì họ có thể yêu cầu barista (nhân viên pha chế) kết hợp các nguyên liệu khác nhau theo ý thích, sáng tạo ra một món mới lạ. Và dĩ nhiên ngoài việc thưởng thức, mục tiêu chính của các cô cậu thanh niên này là… đăng ảnh check-in mạng xã hội.
Khởi nguồn của xu hướng này là việc Starbucks đẩy mạnh chuyển đổi số. Họ phát triển ứng dụng cho phép mọi người gọi đồ uống qua điện thoại. Điều thú vị là khách hàng được tự chọn nguyên liệu cho món đồ uống của mình. Vậy là khách hàng tha hồ chọn đủ thứ nguyên liệu để kết hợp với nhau, chẳng có một giới hạn công thức nào cả. Khi nhận được thành phẩm từ barista, họ đăng lên MXH và khoe với nhau, liệt kê các thành phần, xem ai có đồ uống đặc biệt hơn.
Khởi nguồn của xu hướng này là việc Starbucks đẩy mạnh chuyển đổi số
Starbucks ra mắt thức uống mang hương vị trái cây nhiệt đới
Tính năng này khiến người dùng rất thích thú. Chỉ trong vòng ba tháng đầu năm, hơn 25% số đơn hàng của Starbucks được đặt bằng di động, tăng trưởng 18% so với năm trước.
Đối với xu hướng này, khách hàng thì thích thú, Starbucks vì vui vẻ (vì doanh thu tăng). Nhưng với barista, xu hướng này khiến họ nhiều lúc ở trong tình trạng dở khóc dở cười vì được yêu cầu pha chế những món lần đầu tiên nghe thấy, không hề có trong menu, chẳng hạn như món “cam chanh dây mặt trời mọc” hoặc Twix.
Một số barista sẽ vui vẻ với các yêu cầu từ khách và xem nó là một thử thách trong công việc. Nhưng có những barista bị stress vì các yêu cầu kỳ lạ này, đặc biệt khi khách hàng yêu cầu pha chế món đó, nhưng khi thưởng thức không như ý lại chê bai.
Dĩ nhiên với Starbucks, họ vẫn sẽ tiếp tục với xu hướng này. Schultz cho biết đây chính là thế mạnh cạnh tranh của họ, đặc biệt khi mọi người dần quay trở lại văn phòng làm việc.
Mặc dù vậy, lợi nhuận của Starbucks vẫn bị ảnh hưởng nhiều vì giá cả nguyên liệu tăng, tiền lương tăng, các đợt phong tỏa vì dịch, chuỗi cung ứng gián đoạn. Trong bốn tháng qua, Schultz đã cùng đội ngũ của mình đến khảo sát ở gần như tất cả cửa hàng Starbucks trên thế giới và gặp gỡ nhân viên để “tái tạo” lại cách vận hành, cũng như tuyển những vị trí lãnh đạo đồng hành cùng công ty.
Theo Quân Bảo
Diễn đàn Doanh nghiệp
Xem thêm: nhc.12724840111802202-uad-ohn-nol-gnaht-skcubrats/nv.zibefac