Chốt phiên giao dịch ngày thứ Năm (11/8), giá dầu WTI kỳ hạn trên sàn New York tăng 3,2% lên 94,87 USD/thùng. Trong khi giá dầu Brent kỳ hạn cũng bật tăng 2,7% lên 100,03 USD/thùng.
Trong khi IEA nâng dự báo nhu cầu dầu, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) lại có quan điểm hoàn toàn trái ngược, khi vừa hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu lần thứ 3 kể từ tháng 4 tới nay, do những lo ngại về tác động kinh tế từ cuộc xung đột tại Ukraine, lạm phát cao và dịch bệnh COVID-19.
Trong báo cáo dầu hàng tháng của mình, IEA cho biết giá điện và khí đốt tự nhiên đã tăng lên mức kỷ lục mới. Điều này đã thúc đẩy việc chuyển đổi từ khí đốt sang dầu mỏ ở một số quốc gia. Do đó, IEA đã nâng triển vọng nhu cầu dầu năm 2022 thêm 380.000 thùng/ngày, lên 2,1 triệu thùng/ngày. IEA dự kiến nhu cầu dầu toàn cầu cho năm nay đạt trung bình 99,7 triệu thùng/ngày.
Ngược với IEA, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm nay với lý do tác động của việc Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, lạm phát cao và nỗ lực kiềm chế đại dịch COVID-19.
OPEC dự báo, nhu cầu dầu năm 2022 sẽ tăng 3,1 triệu thùng/ngày, giảm 260.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó.
Ngoài nhu cầu dầu, IEA cũng điều chỉnh tăng dự báo về nguồn cung dầu cho cả năm, lưu ý sự sụt giảm nhỏ trong sản xuất và xuất khẩu dầu của Nga; điều chỉnh giảm dự báo nguồn cung cho Bắc Mỹ và lưu ý rằng nguồn cung dầu toàn cầu vẫn dễ bị gián đoạn.
Những dự báo ngược chiều nhau từ các tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng là dấu hiệu cho thấy, giá dầu sẽ tiếp tục đối mặt với những diễn biến khó lường trong thời gian tới, ảnh hưởng lớn tới các nỗ lực chống lạm phát, không chỉ của Mỹ mà còn tại nhiều quốc gia khác trên thế giới.
VTV.vn - Giá dầu thô thế giới giảm mạnh do lo ngại suy thoái kinh tế và sự mạnh lên của đồng USD.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.59394018021802202-aei-auc-oab-ud-uas-hnam-gnat-uad-aig/et-hnik/nv.vtv