Ngay cả khi phải đối mặt với những thách thức khổng lồ từ khủng hoảng đại dịch toàn cầu, nữ doanh nhân Việt Nam đã thể hiện sự kiên cường và mạnh mẽ, thành công trong việc duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh.
Nỗ lực vượt khó
Hợp tác xã Pao My (Hà Giang) do chị Lưu Thị Hoa làm chủ tạo việc làm cho người dân địa phương - Ảnh: Mastercard
Báo cáo Chỉ số Nữ doanh nhân 2021 của Mastercard chỉ ra nhiều triển vọng dành cho các nền kinh tế, bất chấp các rào cản về văn hóa xã hội và hạn chế về cơ sở hạ tầng.
Tốc độ tham gia vào các hoạt động kinh doanh của phụ nữ tại Việt Nam không chỉ ngang bằng mà còn nhanh hơn nhiều so với nam giới, với tốc độ tăng trưởng chạm ngưỡng hơn 20%. Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ Việt Nam đạt 69,3%, một trong các nước có tỉ lệ cao nhất trên thế giới (xếp hạng 5).
Những nỗ lực của các nữ doanh nhân Việt Nam không chỉ giúp doanh nghiệp của họ duy trì hoạt động và gặt hái được nhiều thành công mà còn góp phần giải quyết nhiều vấn đề thách thức trong xã hội.
Nhiều doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đã góp phần tạo ra các giá trị của cải vật chất, nguồn thu nhập quan trọng cho kinh tế đất nước và nguồn thu cho mỗi gia đình, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện trách nhiệm với xã hội, cộng đồng.
Hỗ trợ nữ doanh nhân Việt Nam biến "nguy" thành "cơ"
Các chuyên gia chia sẻ tại hội thảo “Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt” - Ảnh: Mastercard
Trong hành trình phục hồi hậu COVID-19, thúc đẩy số hóa thương mại sẽ là yếu tố cốt lõi nhằm hỗ trợ các nữ doanh nhân tại Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ cần hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp và tổ chức để áp dụng công cụ chuyển đổi số một cách hiệu quả trên quy mô rộng lớn, giúp nâng cao kiến thức về công nghệ, mở ra một hệ sinh thái thanh toán kỹ thuật số thuận tiện để giúp doanh nghiệp tiếp cận và nâng cao cơ hội kinh doanh.
Tại hội thảo "Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt" nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện "Ngày không tiền mặt" do Báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) tổ chức dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, bà Winnie Wong - Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào - khẳng định, trao quyền cho phụ nữ vẫn đang và sẽ tiếp tục là mục tiêu của Mastercard tại Việt Nam.
Mastercard đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện cam kết hỗ trợ Chính phủ và các tổ chức tài chính trong việc triển khai những sáng kiến và chương trình hành động nhằm trao quyền cho các nữ doanh nhân, góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi nền kinh tế Việt Nam.
Trong tầm nhìn dài hạn, Mastercard tập trung hỗ trợ các nữ doanh nhân tiếp cận với các dịch vụ và giải pháp phân tích dữ liệu hàng đầu thế giới, giúp doanh nghiệp của họ gia tăng hiệu quả kinh doanh, phát triển các mối quan hệ đối tác giúp phụ nữ có thể tham gia sâu rộng hơn vào hệ thống tài chính, cũng như đầu tư sớm vào giáo dục STEM cho thế hệ trẻ tại Việt Nam.
Mastercard mở rộng cam kết toàn cầu về tài chính, quyết tâm đến năm 2025, hỗ trợ 25 triệu nữ doanh nhân tham gia vào nền kinh tế số.
Mastercard hợp tác với tổ chức CARE International hỗ trợ khẩn cấp cho hơn 1.000 nữ doanh nhân khởi nghiệp quy mô nhỏ; đồng thời cũng hợp tác cùng Sáng kiến hỗ trợ Phụ nữ Khởi nghiệp và Kinh doanh (WISE), VPBank và Canal Circle nhằm tạo ra các dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu của các nữ doanh nhân, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn lưu động, dịch vụ tiết kiệm và bảo hiểm cho kế hoạch mở rộng kinh doanh trở nên thuận tiện hơn.
Sáng kiến Thắp lửa (IGNITE) do Trung tâm Phát triển Toàn diện Mastercard tài trợ cũng đảm bảo tạo ra nhiều cơ hội hơn và tăng cường trao quyền cho các nữ doanh nhân.
TTO - Năm 2022 là năm đầu tiên sẽ triển khai chương trình đồng hành 'Gia đình trẻ khởi nghiệp' hỗ trợ vốn, công nghệ, kiến thức cho dự án, mô hình kinh doanh của gia đình trẻ đang sinh sống ở các làng nghề truyền thống, ở vùng sâu vùng xa, miền núi.
Xem thêm: mth.35931616111802202-hcid-iad-auq-touv-gnouc-neik-man-teiv-nahn-hnaod-un/nv.ertiout