Trước đó, vào tháng 3, Bộ Công Thương đã thành lập 3 đoàn thanh tra chuyên ngành, để thanh tra việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh xăng dầu đối với 33 doanh nghiệp đầu mối.
Việc thanh tra được triển khai gồm các nội dung liên quan đến quy định về hoạt động kinh doanh xăng dầu của những doanh nghiệp đầu mối, bao gồm cả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, điều kiện phòng cháy chữa cháy, quy định về sở hữu, đồng sở hữu về phương tiện, tàu, kho bể, hệ thống phân phối...
Theo các quyết định được công bố, Bộ Công Thương đã xử phạt hành chính và tước quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu 7 công ty xăng dầu thời hạn từ 1 dến 3 tháng:
1. Công ty TNHH Sản xuất thương mại Hưng Phát - Tước quyền 02 tháng từ 26/7/2022
2. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh - Tước quyền 01 tháng từ 18/7/2022.
3. Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV - Tước quyền 01 tháng từ 13/7/2022.
4. Công ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil - Tước quyền 1,5 tháng từ 28/7/2022.
5. Công ty CP Nhiên liệu Phúc Lâm - Tước quyền 01 tháng từ 19/7/2022.
6. Công ty CP Phúc Lộc Ninh - Tước quyền 1,5 tháng từ 07/7/2022.
7. Công ty TNHH Xăng dầu Vĩnh Long Petro - Tước quyền 1,5 tháng từ 12/7/2022.
11 công ty bị xử phạt hành chính với các hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng dầu như: Duy trì mức dự trữ xăng dầu thấp hơn mức tối thiểu theo quy định, nhập khẩu xăng dầu thấp hơn hạn mức tối thiểu về số lượng, chủng loại được phân giao hàng năm, hay không gửi đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu định kỳ với Bộ Công Thương trước ngày 31/1 hàng năm và gửi đăng ký điều chỉnh khi có sự thay đổi hệ thống phân phối, không xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất mà vẫn đưa dự án vào hoạt động.…
Với các lỗi vi phạm trên, 11 công ty này bị xử phạt hành chính với tổng số tiền nộp vào ngân sách nhà nước là hơn 1,7 tỷ đồng. Các công ty bị xử phạt bao gồm:
1. Công ty TNHH Petro Bình Minh - 260.000.000 đồng
2. Công ty TNHH Trung Linh Phát - 200.000.000 đồng
3. Công ty TNHH Hải Linh - 60.000.000 đồng
4. Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà - 190.000.000 đồng
5. Công ty CP Tập đoàn Đầu tư phát triển Trường An - 130.000.000 đồng
6. Công ty CP Vật tư - Xăng dầu Hải Dương - 190.000.000 đồng
7. Công ty TNHH Xăng dầu Giang Nam - 190.000.000 đồng
8. Công ty CP Hóa dầu Quân đội - 260.000.000 đồng
9. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - 190.000.000 đồng
10. Công ty CP Xăng dầu Tân Nhật Minh - 60.000.000 đồng
11. Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội - 230.000.000 đồng
Ông Nguyễn Đức Quyện - Thư kí Đoàn Thanh tra, Bộ Công Thương cho biết: "Theo quy định của Nghị định 99 năm 2020 của Chính phủ việc tước giấy phép là quy định từ 1 - 3 tháng, căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, Tổng cục trưởng đã ban hành quyết định xử phạt.
Trong giấy phép kinh doanh có quy định là được quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, do vậy trong quyết định xử phạt hành chính nếu có hình thức tước giấy phép là tước quyền kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu. Hình thức xử phạt, theo quan điểm của chúng tôi, cơ quan quản lý nhà nước là đúng quy định và không hề gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.17871358121802202-uad-gnax-peihgn-hnaod-81-hnaod-hnik-neyuq-cout-av-tahp-ux/et-hnik/nv.vtv