vĐồng tin tức tài chính 365

Gỡ “nút thắt” vốn cho doanh nghiệp?

2022-08-14 11:42

Doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng vốn

Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 7 tháng đầu năm nay là 133.700 doanh nghiệp, tăng khoảng 27% so với cùng kỳ. Trong đó, riêng số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đã tăng mạnh, gần 50%, cho thấy các doanh nghiệp đang lạc quan hơn vào triển vọng phục hồi kinh tế sau dịch.

Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng đang chậm lại. Đến cuối tháng 7, tín dụng ước tăng 9,42% so với đầu năm, tương đương mức tăng 16,3% so với cùng kỳ.

Tín dụng đã hạ nhiệt sau khi đạt đỉnh 17% vào hồi tháng 5. Nguyên nhân một phần vì các ngân hàng phải tính toán chọn lọc hơn, giải ngân chậm lại do chạm trần tăng trưởng tín dụng. Thực tế nhiều doanh nghiệp cũng phản ánh họ gặp khó khăn hơn khi muốn vay vốn.

Gỡ “nút thắt” vốn cho doanh nghiệp? - Ảnh 1.

Doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng vốn. Ảnh minh họa.

CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Ngãi Cầu cho biết, cả 2 ngân hàng mà doanh nghiệp này đang vay vốn đều thông báo tăng lãi suất từ đầu tháng 8, với mức tăng khoảng 1,7%/năm. Điều này khiến tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

Không bị tăng lãi nhưng Công ty CP Tập đoàn Hanfimex Việt Nam cho hay lại nhận được thông báo giảm hạn mức cho vay, khiến họ "trở tay không kịp" khi kế hoạch sản xuất đã được lên kế hoạch từ đầu năm.

Hạn mức tín dụng "căng" nên việc thẩm định hồ sơ khách hàng cũng chặt chẽ hơn. Có những lô hàng trước đây chỉ đợi 1 ngày giải ngân thì nay mấy tầm 3 - 5 ngày. Theo đại diện Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, hiện 50% số thành viên đang gặp phải tình trạng khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng vì vướng thủ tục.

Các doanh nghiệp mong muốn được duy trì dòng vốn, đặc biệt là các khoản vay lưu động, để có nguồn vốn mua nguyên vật liệu sản xuất, đáp ứng đơn hàng của đối tác.

Ngân hàng đẩy mạnh cho vay lĩnh vực ưu tiên

Các ngân hàng cho biết, tiền cho vay là chủ yếu là tiền gửi từ dân cư vì vậy mà họ cũng phải đảm bảo hiệu quả cho vay. Trong bối cảnh hạn mức tín dụng còn ít, họ cũng phải cân nhắc khi cho vay để làm sao có khả năng thu hồi nợ. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng cho biết sẵn sàng cho vay các lĩnh vực ưu tiên, các doanh nghiệp có triển vọng kinh doanh.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu, nông nghiệp, hay ứng dụng công nghệ cao là những nhóm ngành luôn được các ngân hàng ưu tiên cho vay vốn theo định hướng của Chính phủ.

Ngân hàng ABBANK cho biết cũng dành hàng trăm tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho nhiều nhóm ngành.

"Với nhóm xuất nhập khẩu có mức lãi suất dưới 4%, còn các nhóm khác chúng tôi cũng có các chương trình cụ thể từ 6%", bà Phạm Thị Hiền - Phó Tổng Giám đốc ABBANK cho hay.

Gỡ “nút thắt” vốn cho doanh nghiệp? - Ảnh 2.

Nhu cầu vốn hiện là rất lớn nhưng các ngân hàng đang gần cạn hạn mức tín dụng. Ảnh minh họa.

Những ngành nghề chịu ảnh hưởng nhiều bởi dịch như vận tải hàng không, du lịch... cũng được hỗ trợ theo gói cấp bù lãi suất 2% từ ngân sách nhà nước. Hiện các ngân hàng thương mại đã được giao hạn mức hỗ trợ giảm lãi suất khoảng 16.000 tỷ đồng ngay trong năm nay.

Đặc biệt, trong bối cảnh hạn mức tín dụng gần cạn, nhiều ngân hàng cũng tìm cách gia tăng khả năng cho vay bằng cách theo dõi sát dòng tiền của doanh nghiệp, đẩy nhanh các vòng quay vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh.

"Dòng vốn luôn chảy và tạo ra lưu thông liên tục, chứ không phải room tín dụng nay còn ít mình không cho vay nữa… luân chuyển vốn liên tục để đồng hành cùng doanh nghiệp", ông Đoàn Việt Nam - Giám đốc Chi nhánh Sở giao dịch 1, Ngân hàng BIDV cho hay.

Ước tính, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% trong năm nay, các ngân hàng có thể cho vay ra khoảng 500 nghìn tỷ đồng trong nửa cuối năm.

Việc tín dụng đang tăng trưởng nhanh, khiến nhiều ngân hàng thương mại phải xin nới hạn mức tín dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, Ngân hàng Nhà nước khẳng định trước mắt chưa điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng. Vậy các doanh nghiệp sẽ cần làm gì để có vốn cho sản xuất kinh doanh? Ngoài vốn vay, các doanh nghiệp còn có thể có những giải pháp gì để đảm bảo có dòng tiền cho hoạt động?

Xung quanh các nội dung trên, mục Tiêu điểm trong chương trình Dòng chảy tài chính tuần này với sự tham gia của ông Nguyễn Kim Hùng - Quyền Viện trưởng Viện khoa học Quản trị Doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam - Chủ tịch Tập đoàn Kim Nam đã có những phân tích, bình luận cụ thể.

Cạn room tín dụng, doanh nghiệp khát vốnCạn room tín dụng, doanh nghiệp khát vốn

VTV.vn - Cạn room tín dụng, doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận vốn ngân hàng. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nguồn nội ứng hoặc từ các quỹ đầu tư.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.26441119041802202-peihgn-hnaod-ohc-nov-taht-tun-og/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gỡ “nút thắt” vốn cho doanh nghiệp?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools