Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 2/1/1998; Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 30/7/2014; Luật Thủy sản năm 2017 quy định hành vi sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản là hành vi bị nghiêm cấm; chế tài xử lý vi phạm hành chính và hình sự đối với hành vi vi phạm này đã được ban hành.
Bên cạnh những kết quả đạt được của các lực lượng chức năng từ Trung ương và các địa phương thông qua nhiều giải pháp khác nhau để ngăn chặn hành vi vi phạm và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng người dân sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, ngư cụ, nghề khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản vẫn diễn ra phức tạp, cụ thể như thông tin báo Tuổi trẻ đã nêu từ ngày 7/8 - 9/8/2022 về tình trạng ngư dân thực hiện các hành vi khai thác tận diệt nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Để ngăn chặn tình trạng sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, ngư cụ, nghề khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức triển khai một số việc sau:
- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về thủy sản đặc biệt là hậu quả của việc thực hiện hành vi sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản đến ngư dân biết và thực hiện;
- Huy động và khuyến khích cộng đồng tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản; đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
- Chỉ đạo các lượng chức năng phối hợp chặt chẽ trong việc nắm bắt thông tin về các đối tượng đã thực hiện, có nguy cơ thực hiện hành vi vi sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ, nghề khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp 2 luật. Khi phát hiện hành vi vi phạm, thực hiện xử lý nghiêm theo quy định của Nghị định số 42/2019/NĐ–CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản hoặc Điều 242, Bộ Luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017);
- Bố trí nguồn lực (nhân lực, vật lực) để các lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ; chỉ đạo các lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại bến và trên biển, tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các đợt cao điểm để phát hiện và xử lý hành vi sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ, nghề khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản;
- Chỉ đạo các Sở, ban, ngành, chính quyền địa phương kiểm soát và xử lý nghiêm đối với hành vi sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển trái phép, sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản;
- Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành và các lực lượng chức năng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các địa điểm xảy ra tình trạng ngư dân sử dụng chất nổ, xung điện, nghề cấm, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản như báo Tuổi trẻ đã nêu từ ngày 7 - 9/8/2022, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện./.