Một góc chân cầu rạch Ông Trì đoạn gần trung tâm chợ Dương Đông từ lâu trở thành điểm xả rác quen thuộc của nhiều người từ nhiều năm nay - Ảnh: SƠN LÂM
Câu chuyện sông Dương Đông ô nhiễm không phải là chuyện mới, nhưng khi phát triển càng nóng thì câu chuyện ô nhiễm ngày càng tồi tệ.
Theo tôi, phải ý thức được rằng con sông Dương Đông mang một bản sắc đặc thù của đời sống đảo ngọc.
Thứ nữa là giá trị về mặt du lịch. Mấy chục năm trước, khi tôi đến Phú Quốc, bản thân sông Dương Đông đã là điểm đến hấp dẫn. Vậy mà ở thời điểm này không còn ai nói con sông này là một điểm du lịch của Phú Quốc nữa.
Phải thẳng thắn thừa nhận việc phát triển dọc theo sông trên hiện nay hầu như không theo quy hoạch, mà chỉ tự phát là chính.
Điều này không những không tận dụng được tiềm năng lớn mà còn đẩy dòng sông đến mức ô nhiễm đáng báo động, từ đó ảnh hưởng lớn đến phát triển chung của Phú Quốc.
Bởi trong xu hướng muốn phát triển nơi đây thành hòn đảo du lịch quốc tế, mà nay lại bỏ mặc việc cải tạo cảnh quan thì nguy cơ sẽ thành khu ổ chuột hai bên sông là không tránh khỏi.
Tôi cho rằng chính quyền địa phương phải có những hành động ngay, vì càng để lâu thì việc sửa chữa càng phức tạp, càng khó khả thi và càng trở thành gánh nặng thêm ngân sách cho Phú Quốc trong tương lai.
Thậm chí để trễ đến mức tồi tệ, sau này có rót bao nhiêu kinh phí cũng như lấy muối đổ sông đổ bể.
Ngoài ra, các nhà quản lý đô thị phải làm cho được việc giảm xả thải xuống sông.
Đầu tiên là phải giám sát chặt chẽ việc xả thải của những cơ sở kinh tế dọc hai bên sông, đặc biệt là các cơ sở lớn. Nếu cơ sở nào chưa làm được thì phải có chính sách rõ ràng là họ phải đóng một khoản chi phí để cải thiện môi trường, bù vào ngân sách cho Nhà nước xử lý môi trường.
Thứ hai là phải có chính sách nghiêm hơn, có những chế tài, lực lượng giáo dục tuyên truyền, thay đổi ý thức, thói quen người dân từ việc nhỏ, không tiện tay là quăng rác xuống sông nữa.
Thứ ba là nên rà soát lại về mặt quy hoạch, phải làm sao không còn chuyện nhà bám theo sông mà phải trả lại hành lang xanh hai bên, cắt đứt nguồn ô nhiễm lớn từ dân cư vì chỉ có cách đó mới hiệu quả nhất.
TTO - Không quản lý chặt, để người dân xây dựng nhà cửa tràn lan, đến nay muốn cải tạo dòng sông thì nói không đủ kinh phí để giải tỏa, đền bù là đương nhiên.
Xem thêm: mth.97481138051802202-meht-gnan-meihn-o-gnod-gnoud-gnos-uen-tad-aig-art-es/nv.ertiout