vĐồng tin tức tài chính 365

Án Nước ngoài-Luật Việt Nam: Trộm xà phòng, gọi cảnh sát đến bắt

2022-08-16 09:36

Án Nước ngoài:

Trộm 3 bánh xà phòng rồi gọi cảnh sát đến bắt

Ông Phichit, 60 tuổi, bị bắt đang có hành vi trộm cắp trong hiệu thuốc ở tỉnh Chonburi (Thái Lan), đã kiên quyết đòi phải gọi cảnh sát đến để cho mình đi tù, chiều 29/7.

Phichit chỉ ăn trộm ba bánh xà phòng trị giá 17 bath (11.000 đồng) nên chủ cửa hàng tha cho ông đi. Người đàn ông từ chối được thả, đòi gọi cảnh sát đến bắt giữ mình.

Trong quá trình thẩm vấn, Phichit thừa nhận có nguyện vọng được ngồi tù, nơi ông có thể ăn cơm ngày ba bữa miễn phí, được trò chuyện cùng các tù nhân khác. Hiện ông phải ngủ trên đường phố, không có việc làm và phải đối mặt với nguy cơ bị chết đói. Đây cũng chính là lý do ông cố tình đi ăn cắp và mong được bắt.

Không rõ phía cảnh sát sẽ giải quyết vụ việc của Phitchit ra sao, nhưng đây là thực trạng đang xảy ra ở Thái Lan khi lạm phát đạt mức cao nhất kể từ năm 2008, khiến nhiều người rơi vào cảnh khó khăn.

Nhưng người đàn ông 60 tuổi này không phải người đầu tiên cố tình phạm tội để bị bắt. Năm 2016, một người đàn ông Mỹ đã cướp ngân hàng chỉ để bị bắt vì không muốn chung sống với cô vợ hay cằn nhằn. Hay năm 2019, cựu tù nhân ở New Jersey (Mỹ) cũng nỗ lực quay trở lại nhà tù sau khi hoàn thành bản án 20 năm vì không thể hòa nhập với cuộc sống bên ngoài.

Pháp luật - Án Nước ngoài-Luật Việt Nam: Trộm xà phòng, gọi cảnh sát đến bắt

Ông Phichit (áo xanh) cố tình lấy trộm ba bánh xà phòng chiều 29/7 với mong muốn được vào tù. Ảnh: Thairath

Luật Việt Nam:

Khởi tố vụ án, khởi tố bị can đều phải có căn cứ

Tuy rằng lý do để được đi tù của ông Phichit chả giống ai nhưng không có nghĩa là cơ quan chức năng sẽ dễ dàng “thỏa mãn” nguyện vọng đó bởi muốn khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đều phải đáp ứng những quy định của pháp luật.

Theo pháp luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam, để khởi tố vụ án, trước tiên phải có người tố giác, báo tin về tội phạm. Sau đó cơ quan tiếp nhận tố giác tiến hành điều tra, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì mới tiến hành khởi tố vụ án.

Theo Điều 143 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ: Tố giác của cá nhân; Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng; Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước; Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

Ngoài ra, khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2017) quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau: Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật Hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự, Điều 153 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định: Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, VKS, HĐXX đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này; Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật này; VKS ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của HĐXX.

HĐXX ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu VKS khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ căn cứ khởi tố, điều, khoản của Bộ luật Hình sự được áp dụng và các nội dung như số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng; Căn cứ ban hành văn bản tố tụng; Nội dung của văn bản tố tụng; Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.

Theo quy định trên thì khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, xác định có hay không dấu hiệu của tội phạm để quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, là cơ sở để chấm dứt hoạt động tố tụng hình sự hay thực hiện các hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Tố giác tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Mọi người đều có quyền tố giác tội phạm và đây là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xác minh có hay không có sự việc phạm tội xảy ra. Việc khởi tố vụ án hình sự căn cứ vào tố giác của cá nhân chỉ được được thực hiện sau khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác điều tra, xác minh và xác định đã có sự việc phạm tội xảy ra đúng theo nội dung tố giác. Nếu người nào cố ý tố giác sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 không định nghĩa cụ thể khởi tố bị can là gì. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 179, khởi tố bị can là việc cơ quan có thẩm quyền dựa trên các căn cứ, chứng cứ, ra quyết định (quyết định khởi tố) để bắt đầu đưa ra xem xét để xử lý theo quy định pháp luật đối với người hoặc pháp nhân đã thực hiện hiện vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm.

Điều đó có nghĩa là chỉ khi có đủ căn cứ xác định cá nhân hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm thì cơ quan chức năng mới ra quyết định khởi tố bị can. Do đó, dù hành vi trộm cắp của ông Phichit là có thật nhưng để được đi tù như ý nguyện, tài sản trộm cắp phải có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên (Khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự). Nếu tài sản trộm cắp dưới 2 triệu đồng và ông Phichit đã bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích thì mới bị khởi tố. Ngoài ra, ông này cũng sẽ bị khởi tố nếu hành vi đó bị cơ quan có thẩm quyền xác định là gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc trộm cắp tài sản là phương tiện kiếm sống của người bị hại và gia đình họ; tài sản trộm cắp là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về tinh thần đối với người bị hại.

Chiếu theo quy định trên, với 3 bánh xà phòng, hành vi của cụ ông 60 tuổi chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, nếu ông ta tiếp tục tái diễn hành vi trên, trộm tài sản có giá trị hơn thì có thể sẽ được “như ý nguyện”.

Ánh Dương (thực hiện)

Xem thêm: lmth.725465a-tab-ned-tas-hnac-iog-gnohp-ax-mort-man-teiv-taul-iaogn-coun-na/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Án Nước ngoài-Luật Việt Nam: Trộm xà phòng, gọi cảnh sát đến bắt”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools