Thông điệp trên được đưa ra tại hội nghị thu hút nguồn lực hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển xanh và phát triển bền vững, do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sáng nay (16/8).
Theo cáo báo của Ngân hàng Nhà nước, đến 30/6, dư nợ tín dụng cho các dự án xanh đạt khoảng 474.000 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng trên 7% so với cùng kỳ, nhưng còn khá khiêm tốn, mới chiếm khoảng 4,1% dư nợ toàn nền kinh tế.
Vì vậy, các diễn giả luôn nhấn mạnh tới việc cần phải huy động thêm nguồn lực tài trợ cho các dự án xanh, chống biến đổi khí hậu, đặc biệt với các dự án về năng lượng và nông nghiệp xanh.
Các chuyên gia cho rằng cần huy động thêm nguồn lực tài trợ cho các dự án xanh, chống biến đổi khí hậu. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
"Về tín dụng xanh, năng lượng tái tạo đã chiếm 47% trong tổng số tín dụng xanh. Ngoài nhu cầu về tín dụng xanh cho tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là rất lớn, ngành ngân hàng cần huy động nguồn lực lớn từ bên ngoài, từ các tổ chức quốc tế, các cơ quan phát triển đa phương và song phương", ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho biết.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) nhấn mạnh tới việc Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, nếu Việt Nam không làm gì, thì chi phí cho biến đổi khí hậu có thể khiến tăng trưởng GDP giảm từ 12 - 14,5% vào 2050. Do đó, việc cần làm lúc này là tạo khung khổ pháp lý, tạo điều kiện cho thúc đẩy các dự án xanh.
VTV.vn - Theo cam kết đến năm 2030 Việt Nam sẽ giảm 9% phát thải, nếu có sự hỗ trợ của quốc tế mức giảm sẽ lên 27%.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.89374516161802202-hnax-gnourt-gnat-ohc-nov-cul-nougn-tuh-uht/et-hnik/nv.vtv