Cao tốc TP.HCM - Trung Lương được thiết kế cho tốc độ tối đa lên 120km/h nhưng hiện nay do quá tải nên tốc độ trung bình chỉ 60 - 70km/h - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, từ lúc tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương dừng thu phí từ ngày 1-1-2019 đến nay, lưu lượng xe trên tuyến đường này tăng trên 35%.
Cụ thể, trước thời điểm dừng thu phí, lưu lượng trung bình là 38.500 ôtô/ngày đêm, hiện nay là hơn 52.000 ôtô/ngày đêm. Dịp lễ, Tết, cao điểm có thể tăng đột biến đến 50%.
Trong khi đó, lưu lượng xe trên quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Long An và Tiền Giang trong 5 năm qua dường như không thay đổi, với khoảng 23.794 ôtô/ngày đêm.
Cũng theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, từ sau khi dừng thu phí tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, lưu lượng xe trên tuyến tăng lên làm mất an toàn giao thông, tình trạng xe chạy dàn ngang, chạy vào làn khẩn cấp, thường xuyên xảy ra ùn ứ tại các điểm giao cắt với đường dẫn Chợ Đệm và đường dẫn Đồng Tâm.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết đối với tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, khoảng 7 - 8 năm đầu tiên đưa vào khai thác, cơ bản đáp ứng năng lực thông hành xe và điều kiện an toàn giao thông.
Tuy nhiên sau khi dừng thu phí, lưu lượng xe tăng cao. Các loại xe tải chạy dàn ngang dưới tốc độ tối thiểu, nhất là ở làn sát dải phân cách gây cản trở lưu thông trên tuyến, nhiều thời điểm ùn ứ, các xe chạy hết vào làn dừng khẩn cấp…
Tốc độ lưu thông trung bình hiện tại là 60 - 70 km/h (tốc độ trung bình trước khi tạm dừng thu phí là 100 km/h). Năng lực thông hành của tuyến đường hiện rất thấp, thường xuyên xảy ra ùn tắc kéo dài hằng ngày vào các giờ cao điểm, đặc biệt tại cửa ngõ vào TP.HCM.
Còn tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận thực hiện giai đoạn 1 dọc tuyến chính đạt tiêu chuẩn đường cao tốc, thiết kế với vận tốc 80 km/h, mặt cắt ngang thực hiện phân kỳ đầu tư với quy mô bề rộng nền đường 17m, gồm 4 làn xe và dải phân cách giữa.
Cao tốc này chưa bố trí làn dừng khẩn cấp liên tục, mà chỉ bố trí điểm dừng khẩn cấp so le nhau, khoảng cách thiết kế từ 4 - 5,3km.
Vẫn theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, với năng lực thông hành hiện tại, đặc biệt sau khi tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành hoàn thành kết nối với tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, lưu lượng xe tăng cao hơn.
Do vậy, để đáp ứng điều kiện khai thác, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã kiến nghị Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương và tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận theo quy hoạch.
Trước đó, trước tình trạng quá tải của các tuyến cao tốc về miền Tây, các địa phương như Tiền Giang, Long An, TP.HCM và một số doanh nghiệp cũng đã kiến nghị mở rộng tuyến đường này.
TTO - Tốc độ tối đa trên đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương sẽ giảm từ 120 km/h xuống còn 100 km/h, tốc độ tối thiểu cũng giảm từ 80 km/h xuống 60 km/h trong một vài ngày tới.
Xem thêm: mth.3170100181802202-h-mk07-mk06-hnib-gnurt-od-cot-oc-gnoul-gnurt-mch-pt-cot-oac/nv.ertiout