Dầu đang phải đối mặt với các sức ép giảm giá. Các chỉ số mới đây từ Trung Quốc đã cho thấy một sắc màu ảm đạm. Chỉ số sản xuất công nghiệp của nước này trong tháng 7 thấp hơn nhiều so với dự báo, trong khi tiêu dùng nội địa cũng không có sự phục hồi như mong đợi.
Một số đánh giá cho rằng, các biện pháp đóng cửa phòng ngừa COVID-19 của Bắc Kinh có vẻ như đã gây tác động nhiều hơn những gì nước này tính toán.
Ngoài ra, một yếu tố khác là sau một thời gian các số liệu đã cho thấy lượng dầu xuất khẩu của Nga không hề sụt giảm như những gì mọi người từng lo lắng.
Các dự báo từng cho rằng, dầu xuất khẩu của Nga có thể bị sụt giảm khoảng 3 triệu thùng/ngày trước các lệnh cấm vận của phương Tây. Nhưng thực tế, dầu xuất khẩu của Nga như trong tháng 7 chỉ sụt giảm khoảng 580 nghìn thùng/ngày so với mức trước.
Giá dầu thời gian qua chứng kiến nhiều phiên đi xuống. Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN.
Giá dầu Brent thời gian tới được cho là khó có thể tụt xuống dưới mốc 93 USD/thùng. Với giá dầu WTI, được cho không xuống dưới 89 USD/thùng. Như vậy, giá dầu vẫn là xung quanh ngưỡng 90 USD/thùng.
Mức giá trên dựa trên tính toán rằng nguồn cung dầu chưa có dấu hiệu cải thiện. Trong khi nhu cầu dầu sẽ tăng lên khi mùa đông tới.
Năm nay, khí đốt từ Nga sang châu Âu rất có thể bị bị cắt giảm sâu khiến nhiều nước dù biết đắt đỏ vẫn sẽ phải nhập thêm dầu phục vụ sưởi ấm. Giá dầu được cho sẽ phải đến cuối năm tới mới có thể về xung quanh mốc 70 USD/thùng.
VTV.vn - Dù giảm trong phiên 12/8, giá dầu thế giới vẫn tăng khi tính chung cả tuần giao dịch vừa qua khi những lo ngại về khả năng suy thoái tại Mỹ đã dịu xuống.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.23560733181802202-gnaht-6-tahn-paht-maig-uad-aig/et-hnik/nv.vtv