Bệ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars của Nga - Ảnh: TASS
Phát biểu tại một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Ivan Nechaev cho biết vũ khí hạt nhân sẽ chỉ được sử dụng như một biện pháp "đáp trả".
Trước đó, ngày 16-8, bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết Nga "không cần thiết" sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến dịch quân sự ở Ukraine. Ông nói việc truyền thông đồn đoán rằng Nga có thể triển khai vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí hóa học trong xung đột ở Ukraine là "lời nói dối trắng trợn".
Theo Hãng tin AFP, trong ngày 18-8, Nga điều 3 chiến đấu cơ có trang bị tên lửa siêu thanh đến vùng ngoại ô Kaliningrad trên bờ biển Baltic.
Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho biết 3 máy bay MiG-31i với tên lửa siêu thanh Kinzhal đã được chuyển đến sân bay Chkalovsk ở khu vực Kaliningrad. Các máy bay này sẽ làm "nhiệm vụ chiến đấu suốt ngày đêm".
Kaliningrad là vùng đất nằm kẹp giữa các nước thành viên EU và NATO là Lithuania và Ba Lan. Vùng đất này không có biên giới trên bộ với Nga.
Năm 2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố tên lửa Kinzhal và gọi nó là "vũ khí lý tưởng", bay với tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh, khiến các hệ thống phòng thủ tên lửa cực kỳ khó đánh chặn.
Tháng 6-2022, Nga và Lithuania có bất đồng sau khi Cơ quan quản lý đường sắt Lithuania cấm chở các mặt hàng thuộc diện bị Liên minh châu Âu (EU) trừng phạt từ Nga đến Kaliningrad. Vấn đề đến nay vẫn chưa được giải quyết xong.
Theo AFP, Kaliningrad do Hồng quân chiếm từ Đức trong giai đoạn kết thúc của Thế chiến thứ hai. Kaliningrad bị tách khỏi lục địa Nga sau khi Liên Xô tan rã và Lithuania trở thành quốc gia độc lập.
TTO - Theo giải thích của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, "Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (TPNW) đang làm xói mòn niềm tin và sự đoàn kết giữa các nước, thậm chí phản tác dụng so với tên của nó".
Xem thêm: mth.22462440281802202-nahn-tah-ihk-uv-gnud-us-gnan-ahk-ev-gnul-pal-nav-agn/nv.ertiout