vĐồng tin tức tài chính 365

Lăng kính bạn đọc: Bao giờ hết cảnh 'bơi trên đường' khi trời mưa ?

2022-08-19 05:44

Theo báo cáo của Trung tâm quản lý và vận hành hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (thuộc Sở Xây dựng), trận mưa lớn ngày 15.8 đã gây ngập 67 tuyến đường, trong đó có 47 tuyến đường ngập tức thời. Trong khi đó, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ dự báo mùa mưa năm nay có thể kéo dài, tháng 9 - 10 sẽ xuất hiện những trận mưa lớn hơn nữa.

Lăng kính bạn đọc: Bao giờ hết cảnh 'bơi trên đường' khi trời mưa ? - ảnh 1

Xe “bơi” trên đường ở TP.Thủ Đức sau trận mưa chiều 15.8 vừa qua

NHẬT THỊNH

Ðề án chống ngập và xử lý nước thải TP.HCM giai đoạn 2020 - 2045 cùng kế hoạch chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020 - 2030 nêu rõ trong năm 2022, TP.HCM sẽ khởi công dự án cải thiện môi trường nước lưu vực kênh Bến Nghé - Tàu Hũ - Ðôi - Tẻ (giai đoạn 3), hoàn thành vào năm 2027, nhưng đến nay, công trình vẫn ngổn ngang.

Trong năm 2022, Sở Xây dựng đặt chỉ tiêu giải quyết 2 điểm ngập do mưa là tuyến đường Bàu Cát (Q.Tân Bình), Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh); cơ bản hoàn thành dự án giải quyết ngập do triều cho khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) - dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng; hoàn thành nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (giai đoạn 2) từ công suất 141.000 m3/ngày lên 469.000 m3/ngày. Trong đó, dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng mục tiêu giải quyết 4 tuyến đường ngập do triều (đường Huỳnh Tấn Phát, Lê Văn Lương, Trần Xuân Soạn và QL50) hiện vẫn đang “tắc”, chưa hẹn ngày tái khởi công.

Từ hy vọng đến… hoang mang !

Nhiều bạn đọc (BĐ) cho biết rất mệt mỏi khi lâm cảnh hễ trời mưa là người và xe cộ phải “bơi trên đường”, xe chết máy la liệt. BĐ Thanh Hà ngao ngán: “Hẻm nhà tôi mưa to mưa nhỏ gì cũng ngập. Vào mùa mưa thì ngày nào cũng phải lội bì bõm đi làm, mang tiếng là ở thành phố, nhưng lội nước bẩn còn hơn ở quê. Nước ngập kéo theo sình lầy, muỗi mòng sinh sôi... Môi trường cực kỳ ô nhiễm”.

BĐ Nam Châu hoang mang: “Cách đây nhiều năm, khi mỗi ngày hai lượt đi làm về chen chúc nhau trên các lòng đường bị lô cốt bủa vây, tuy có bực bội nhưng tôi cũng chấp nhận vì hy vọng một ngày không xa TP sẽ mát mẻ sau cơn mưa mà không chịu cảnh ngập tràn lan. Chiều hôm qua, tôi chen chúc trong mưa và nước ngập, chợt nghĩ về các đại dự án thoát nước đang thi công có... bị ngập tơi bời không nữa ?”.

BĐ KTS Hien nhìn nhận nguyên nhân gây ngập: “Quá tải về dân số dẫn tới hạ tầng không còn đáp ứng kịp. Không còn đất trống trong đô thị, dẫn tới việc có bao nhiêu nước mưa dồn hết ra cống, cống thoát không kịp thì chỗ cao dồn xuống chỗ thấp gây ngập. Điển hình trận mưa vừa qua, nhiều nắp cống bật tung, nước bị dồn ứ phun trào lên”.

n

Còn BĐ Tien Lieu cho rằng việc xử lý thoát nước hiện nay lâm vào thế khó, “vì quy hoạch xây dựng không có tầm nhìn, vì sự phát triển không hợp lý, vì năng lực của cán bộ, vì ý thức của người dân…, khi có mưa to thì bị ngập tùm lum” và dự báo “nếu không có giải pháp căn cơ thì vài năm nữa nguy cơ ngập toàn thành phố”.

Phải tìm đường cho nước thoát

Bức xúc với tình trạng TP.HCM càng chống ngập thì càng ngập, BĐ đưa ra một số giải pháp, như BĐ Nguyễn Văn Đông: “TP.HCM có hệ thống kênh và sông nhiều, chỉ cần thêm một, hai hồ điều tiết là đủ cho những vùng không có sông hoặc kênh mà bị ngập. Bây giờ sửa chữa thông cống cần rất nhiều kinh phí, tạm thời nên làm hệ thống kênh mini rộng ba tấc sâu ba tấc chạy dưới lòng đường dọc theo vỉa hè dẫn nước xuống kênh, sông. Trên mặt kênh mini lót vỉ sắt đục lỗ để xe chạy, cuối kênh có lưới lọc rác. Có hệ thống kênh mini này sẽ giảm được nhiều chỗ ngập”.

Trong khi đó, BĐ Tuan Nguyen Quan nêu ý kiến: “Với đặc thù của TP.HCM, xây hồ điều tiết ở mỗi cụm dân cư thì rất khó vì quỹ đất làm gì còn. Theo tôi, nên khơi thông dòng chảy, tái tạo các kênh rạch trong thành phố, kiểm tra toàn bộ hệ thống công trình ngầm gây ảnh hưởng việc thoát nước. Cần nhìn thẳng vấn đề TP.HCM ngập là do không có chỗ thoát nước, và hãy xử lý mạnh tay, quyết liệt”.

BĐ gautrang10 đặt vấn đề: “Xây hồ điều tiết, hay thậm chí cống trữ nước mưa như Nhật Bản đã làm là điều cần thiết, sau khi TP đã cho xây dựng các công trình dân cư trên rốn nước trước đây của TP. Tuy nhiên, tiền ở đâu ra, chi phí vận hành duy trì các hồ này ai chi trả? Chất lượng của các công trình này như thế nào để nó trường tồn theo thời gian, chứ không phải nghiệm thu xong rồi đắp chiếu. Mà xây như thế nào thì vừa đủ cho hiện tại và cả tương lai không lãng phí, thất thoát...”.

“Có những yếu tố chính gây ngập: hệ thống thoát nước không đủ to, rộng; tốc độ bê tông hóa nhanh mà thiếu quy hoạch; thiếu hệ thống tích nước tạm thời như ao, hồ, đầm do san lấp xây dựng. Việc có thể làm ngay là hạn chế bê tông hóa và đào một số ao hồ làm chỗ tích nước tạm thời”, BĐ Halod Ho nêu ý kiến.

Tôi không hiểu các hệ thống cửa ngăn triều chống ngập trị giá 10.000 tỉ đồng xây dựng gần 10 năm nay giờ hoạt động thế nào? Nước cứ lấp ló miệng cống khu dân cư, chờ mưa xuống là dâng lên liền.

Hoang Luu Linh

Kênh rạch bị khai tử hoặc bị lấn chiếm thì còn đâu chỗ thoát nước nếu mưa với cường độ cao. Tất cả lượng nước bề mặt đều dồn ra cống ngoài đường thì không ngập mới lạ.

Tong Phuong

lNên vận động không bỏ rác vào miệng cống, khơi thông cống rãnh những vùng trũng, hạn chế bê tông hóa lề đường, vỉa hè. Kiểm tra các nơi dùng nước ngầm: phạt tiền và hủy giếng ngầm...

Hung Bui

Xem thêm: lmth.0169841tsop-aum-iort-ihk-gnoud-nert-iob-hnac-teh-oig-oab-cod-nab-hnik-gnal/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:Dân sinh

“Lăng kính bạn đọc: Bao giờ hết cảnh 'bơi trên đường' khi trời mưa ?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools