vĐồng tin tức tài chính 365

Áp lực đáo hạn trái phiếu: Cần sớm đưa ra quy định để bảo vệ nhà đầu tư

2022-08-19 13:44

Nhiều doanh nghiệp đến hạn đáo hạn trái phiếu

Sau thời kỳ phát triển nóng, đến quý 3/2022, nhiều doanh nghiệp (DN) đến hạn đáo hạn trái phiếu. Trong đó, DN bất động sản (BĐS) chiếm tỉ trọng lớn nhất với 52% tổng trị giá trái phiếu riêng lẻ đáo hạn, tương đương 33.624 tỷ đồng (tăng 252% so với cùng kỳ năm 2021). Đáng chú ý, DN đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã phát hành lượng trái phiếu trị giá gấp hàng chục lần vốn chủ sở hữu.

Là một trong những DN BĐS có trị giá TPDN đáo hạn cao nhất quý 3/2022, Cty TNHH Kinh doanh Bất động sản Mediterranena Revival Villas có trị giá TPDN đáo hạn lên tới 7.200 tỷ đồng. Trước đó, DN này từng phát hành thành công 5.000 tỷ đồng TPDN, loại hình không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, được bảo đảm bằng tài sản trong tháng 7/2021. Thời hạn phát hành 1 năm 1 ngày với lãi suất cố định 8%/năm. Tổng khối lượng phát hành TPDN của công ty gấp 47 lần vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu 153 tỷ đồng).

Ap luc dao han trai phieu can som dua ra quy dinh de bao ve nha dau tu hinh anh 1
Đến quý 3/2022, nhiều doanh nghiệp đến hạn đáo hạn trái phiếu. (Ảnh minh họa: KT)

DN có số lượng đáo hạn TPDN lớn tiếp theo là Công ty CP Bông Sen (Bông Sen Corp) với trị giá 4.800 tỷ đồng. Số TPDN này được phát hành ngày 24/8/2021, kỳ hạn 12 tháng. Đây đều là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền với lãi suất cố định ở mức 11%/năm. Một trong những DN phải trả tiền đáo hạn lớn tiếp theo là Cty CP Osaka Garden với 7.700 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu của DN chỉ có 270 tỷ đồng.

Ngoài BĐS, DN có trị giá TPDN đáo hạn lớn tiếp theo là hàng loạt doanh nghiệp tài chính, ngân hàng. Cụ thể, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (trị giá đáo hạn 2.000 tỷ đồng).

Bộ Tài chính cho biết, năm 2022, trị giá trái phiếu đáo hạn vào khoảng 144.000 tỷ đồng. Trái phiếu BĐS đáo hạn chiếm đến 43,2%. Năm 2023 và năm 2024, trị giá trái phiếu đến hạn tăng cao so với năm 2022, lần lượt 271.000 và 329.500 tỷ đồng.

Theo Bộ Tài chính, cho đến nay, ngoại trừ trường hợp trái phiếu bị hủy trong vụ Tân Hoàng Minh, các DN khác đều thanh toán đầy đủ gốc, lãi trái phiếu cho nhà đầu tư.

“Khối lượng TPDN BĐS và tổ chức tín dụng phát hành tăng nhanh thời gian gần đây tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là khối lượng đáo hạn lớn tập trung trong giai đoạn 2022-2024. Trường hợp DN gặp khó khăn trong hoạt động sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán đủ gốc, lãi trái phiếu đến hạn”, Bộ Tài chính cảnh báo.

Rủi ro vỡ nợ trái phiếu đối với một số DN bất động sản đang hiện hữu

Báo cáo Thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) mới đây cũng cho thấy, các DN bất động sản đã tích cực phát hành TPDN giai đoạn 2018 – 2021 do khó tiếp cận vốn vay từ hệ thống ngân hàng khi Ngân hàng Nhà nước nêu rõ chủ trương giám sát chặt chẽ tín dụng bất động sản, thông qua việc ban hành các quy định, thông tư mới.

Ap luc dao han trai phieu can som dua ra quy dinh de bao ve nha dau tu hinh anh 2

Cụ thể, quy định về hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản theo hướng tăng lên 200% từ 01/01/2017 (từ mức 150%) theo Thông tư 06/2016/TT-NHNN, giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn - Thông tư 08/2020/TTNHNN. Do đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản giảm dần từ trên 26% năm 2018 xuống khoảng 12% năm 2021.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn từ ngân hàng nên đã chuyển sang phát hành TPDN với lãi suất cao, thậm chí còn không yêu cầu tài sản đảm bảo và chịu giám sát hoạt động giải ngân tiền như đi vay ngân hàng.

Việc các doanh nghiệp đẩy mạnh phát hành trái phiếu giai đoạn 2019 - 2021 làm gia tăng áp lực đáo hạn vào năm 2022 - 2026. Năm 2023 và 2024, tổng giá trị đáo hạn trái phiếu lần lượt đạt 374.300 tỷ đồng và 381.200 tỷ đồng. Trong đó, nhóm bất động sản chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, lần lượt đạt 120.400 tỷ đồng (32,1%) và 121.100 tỷ đồng (32%).

“Rủi ro vỡ nợ trái phiếu đối với một số doanh nghiệp bất động sản đang hiện hữu. Cuối năm 2022 và năm 2023, 2024 sẽ là giai đoạn khó khăn về dòng tiền đối với các doanh nghiệp BĐS có trái phiếu đáo hạn. Đặc biệt, đối với cá doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, chất lượng tài sản không cao sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn để xoay vòng khi: nguồn vốn vay ngân hàng khó tiếp cận; nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bị siết chặt; sức hấp thụ của thị trường BĐS trong năm 2023-2024 là không cao do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế”, chuyên gia của KBSV lo ngại.

Còn đối với nhóm doanh nghiệp BĐS lớn phần nào ít áp lực hơn nhờ quỹ đất lớn, còn tài sản đảm bảo để vay ngân hàng cùng với đó đủ điều kiện để phát hành trái phiếu mới cũng như có khả năng vay trái phiếu quốc tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này vẫn phải liên tục tích lũy và triển khai dự án mới bất chấp các giai đoạn thị trường tăng trưởng nhanh và ở mức định giá cao để có khả năng huy động thêm nguồn vay nợ nhằm bổ sung dòng tiền nhằm thanh toán các nghĩa vụ đến hạn.

“Điều này cũng sẽ gây mất cân đối dòng tiền và làm giảm hiệu quả hoạt động trong những năm tới”, chuyên gia của KBSV nhận định.

Bộ Tài chính cần nhanh chóng đưa ra quy định để bảo vệ nhà đầu tư

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia, thị trường TPDN bắt đầu chững lại từ khi xảy ra vụ việc Tân Hoàng Minh và thông tin Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa Nghị định 153 về phát hành TPDN. Hai sự việc này khiến DN ngần ngại không biết xử lý thế nào trong phát hành TPDN. Quan trọng hơn, nhà đầu tư giảm lòng tin vào thị trường trái phiếu. Quý 2/2022, phát hành trái phiếu khởi sắc nhưng sang tháng 7/2022 chững lại, kéo theo lo ngại về nguồn vốn thanh toán của trái phiếu đáo hạn.

Ap luc dao han trai phieu can som dua ra quy dinh de bao ve nha dau tu hinh anh 3
TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia

Ông Nghĩa cho rằng, thời hạn đáo hạn TPDN khẩn trương, cấp bách do kỳ hạn TPDN thường 1-3 năm. Trong khi đó, Bộ Tài chính chậm trễ trong sửa đổi Nghị định 153 về phát hành trái phiếu riêng lẻ. Trong thời gian chậm trễ sửa đổi, Bộ Tài chính không có ý kiến về động thái để tiếp tục duy trì thị trường.

“Trong lúc sửa đổi Nghị định 153 về phát hành TPDN riêng lẻ không phải thị trường dừng lại, Bộ Tài chính cần có hướng dẫn để thị trường vận hành bình thường. Hiện nay, đa số nhà đầu tư nhỏ lẻ khó có khả năng thẩm định năng lực của DN phát hành qua  tài liệu như báo cáo tài chính. Vì vậy, Bộ Tài chính cần nhanh chóng đưa ra quy định để bảo vệ nhà đầu tư”, ông Nghĩa kiến nghị./.

Xem thêm: vov.112469tsop-ut-uad-ahn-ev-oab-ed-hnid-yuq-ar-aud-mos-nac-ueihp-iart-nah-oad-cul-pa/et-hnik/nv.vov

Comments:0 | Tags:KINH TẾ

“Áp lực đáo hạn trái phiếu: Cần sớm đưa ra quy định để bảo vệ nhà đầu tư”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools