Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng trong quý từ tháng 4 đến tháng 6 ở mức 107,54 điểm, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mức tăng quý II cao nhất kể từ mức tăng 8,2% trong cùng kỳ năm 1998.
Giá các sản phẩm từ dầu mỏ tăng 36,3%, giá thực phẩm chế biến tăng 7,6%.
Tỉnh Gangwon ở phía Đông Hàn Quốc ghi nhận mức tăng cao nhất 6,6%, tiếp theo là tỉnh Bắc Gyeongsang 6,5% và đảo nghỉ mát Jeju ở cực Nam tăng 6,4%.
Tại thủ đô Seoul, giá tiêu dùng tăng 4,6%, trong khi ở thành phố cảng Busan (Đông Nam) tăng 5% và ở thành phố Daejeon miền Trung tăng 5,2%.
Trong khi đó, đồng Won của Hàn Quốc đã giảm giá xuống mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua so với đồng USD.
Sáng 22/8, đồng Won được giao dịch ở mức 1.337,8 Won/USD, giảm giảm 11,9 Won so với phiên trước.
Sau khi thị trường mở cửa, đồng Won tiếp tục giảm, chạm mức 1.338,5 Won/USD. Đây là lần đầu tiên đồng Won trượt xuống mức 1.330 won/USD kể từ ngày 29/4/2009.
Từ đầu năm đến nay, đồng Won đã mất giá 11% so với đồng USD. Đồng USD mạnh hơn làm dấy lên lo ngại dòng vốn đầu tư sẽ rút khỏi thị trường Hàn Quốc do các nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách Hàn Quốc đã bác bỏ lo ngại này vì sự sụt giảm của đồng Won dường như không quá mức so với các đồng tiền chính khác, trong đó có đồng Yen và đồng Euro.
Áp lực lạm phát gia tăng cũng là lý do dẫn đến nhiều đồn đoán Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng lãi suất cơ bản. Dự kiến trong cuộc họp vào ngày 25/8, ngân hàng này dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25%.
Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc cũng đã đưa ra một loạt biện pháp để ổn định giá tiêu dùng như cắt giảm thuế nhiên liệu nhằm giảm bớt gánh nặng do giá năng lượng cao.
VTV.vn - Thực tế cho thấy tình trạng lạm phát tăng cao đang diễn ra trên khắp toàn cầu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.33171338122802202-man-42-gnort-tahn-oac-couq-nah-tahp-mal/et-hnik/nv.vtv