vĐồng tin tức tài chính 365

Khách Tây viết cẩm nang uống bia chuẩn Việt: Nâng cốc vì những tình huống có một không hai

2022-08-23 09:12

Việt Nam là một quốc gia tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn và bia là thức uống được rất nhiều người lựa chọn.

Mức tiêu thụ rượu bia tính theo lít cồn nguyên chất bình quân đầu người (trên 15 tuổi) mỗi năm tại Việt Nam là 8,3 lít, tương đương với 170 lít bia mỗi năm. Việt Nam xếp thứ hai trong các nước khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia/người.

Rất nhiều khách du lịch thích thú với bia ở Việt Nam, không chỉ về mức giá hấp dẫn của loại đồ uống này mà còn vì cách uống bia vô cùng thú vị của người Việt.

Sau một thời gian sống và trải nghiệm văn hóa của Việt Nam, tác giả của trang Cuture Trip, anh Matthew Pike - người Canada, đã có bài viết tổng kết: "Cẩm nang uống bia chuẩn Việt".

Văn hóa uống

Tác giả Matthew Pike nhận xét: "Việc uống bia ở Việt Nam mang tính cộng đồng, vì vậy bạn hầu như sẽ không thấy ai ngồi uống một mình." Matthew đúc kết kinh nghiệm sau một thời gian sống tại Việt Nam rằng, những nhóm bạn đi uống bia cùng nhau thường sẽ ngồi xung quanh một chiếc bàn thấp đặt ở ngoài trời, tại một quán nhỏ, cùng nhau ăn những đồ ăn vặt nhẹ nhàng như ốc, đậu phộng,...

Tác giả bài viết cho hay, khi ngồi chung bàn với những người bạn khác, sẽ khá mất lịch sự nếu bạn tự uống một mình và không mời những người bạn khác cùng uống. Trong văn hóa uống bia rượu ở Việt Nam, mọi người thích uống cùng nhau.

Cây viết người Canada khẳng định, đừng lo lắng nếu bạn không uống được nhiều. "Người Việt Nam ngày nay không quá đề cao việc uống bia rượu. Khi từ chối uống, có thể những người xung quanh sẽ trêu đùa bạn vài câu. Những sẽ không mấy ai ép bạn phải uống."

 Khách Tây viết cẩm nang uống bia chuẩn Việt: Nâng cốc vì những tình huống có một không hai - Ảnh 1.

Ảnh: Jonathan Lin/Flickr

Có cả một "núi" đá lạnh trong cốc bia

Ở một số quán ăn, khách hàng sẽ được phục vụ bia ướp lạnh, nhưng phần lớn mọi người sẽ uống bia với đá lạnh bỏ vào cốc.

Matthew cho biết, người ta bỏ rất nhiều đá vào cốc bia, đá này hoàn toàn miễn phí. "Ở một số quán bia, có những nhân viên phục vụ đi quanh các bàn để xem cốc bia của ai đã vơi đá và tự động làm đầy lại. Nhiều lúc bạn không kịp từ chối đâu. Và dần dần, bạn sẽ quen với việc ấy thôi."

 Khách Tây viết cẩm nang uống bia chuẩn Việt: Nâng cốc vì những tình huống có một không hai - Ảnh 2.

Ảnh: Francis Sia/WikiCommons

"Một, hai, ba! Dô!"

Tác giả bài viết "Cẩm nang uống bia chuẩn Việt" nhận xét, những người đi uống bia sẽ sử dụng rất nhiều câu nói này, và người ta cũng tạo ra rất nhiều tình huống, có những tình huống rất "buồn cười", mục đích để mọi người cùng nâng cốc. "Ai đó nói một câu đùa quá buồn cười? Nâng cốc. Ai đó vừa kể một tin vui? Nâng cốc. Tôi là người nước ngoài và tôi trông có vẻ bối rối vì những gì đang diễn ra? Nâng cốc."

Ngoài những lần "Dô!" nhỏ, sẽ có những lần "Dô!" cực lớn. Và vào lúc này, Matthew khuyên mọi người, hãy hét to hết sức có thể, đừng kìm nén lại: "Một, hai, ba! Dô!"

Trăm phần trăm

 Khách Tây viết cẩm nang uống bia chuẩn Việt: Nâng cốc vì những tình huống có một không hai - Ảnh 3.

Ảnh: Ryan McFarland/Flickr

Matthew cho biết, thông thường, việc này sẽ được thực hiện trong trường hợp 2 người uống riêng với nhau vì một sự kiện nào đó "cần phải nâng cốc". "Nhưng đây không phải là một cuộc đua!," anh khẳng định "Nếu người khác đề nghị uống trăm phần trăm tức là người ta muốn bạn uống hết cốc bia và dốc ngược cốc lên để chứng minh rằng chẳng có giọt bia nào còn sót lại trong cốc. Nhưng nếu bạn không muốn uống hết, hãy đưa ra các đề nghị uống năm mươi phần trăm chẳng hạn."

Tác giả người Canada cho biết, mục đích uống bia là để khiến mọi người cùng vui vẻ, nên đừng cảm thấy có lỗi khi phải từ chối và "hãy uống trong khả năng của mình."

Xem thêm: nhc.76632734122802202-iah-gnohk-tom-oc-gnouh-hnit-gnuhn-iv-coc-gnan-teiv-nauhc-aib-gnou-gnan-mac-teiv-yat-hcahk/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khách Tây viết cẩm nang uống bia chuẩn Việt: Nâng cốc vì những tình huống có một không hai”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools