Đây là vấn đề nóng đang được dư luận hết sức quan tâm trong thời gian gần đây. Trước thực trạng này, Tổng Cục đường bộ Việt Nam cũng đã có văn bản yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ rà soát và xử lý lỗi.
Ngay trong ngày 23/8, Phóng viên VTVMoney đã liên hệ với 2 công ty cung cấp dịch vụ thu phí không dừng để có thông tin đến khán giả.
Đại diện VETC cho biết đã yêu cầu các đại lý và nhân viên rà soát lại các trường hợp dán chồng thẻ. Nếu đơn vị, cá nhân nào gây ra lỗi sẽ phải xử lý dứt điểm. Vị đại diện này cũng thừa nhận, , đơn vị nào dán sau thì đơn vị đó phải khắc phục lỗi dán chồng thẻ.
Ông Hồ Trọng Vinh, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thu phí tự động (VETC), cho biết: "Trước khi dán chúng tôi phải kiểm tra xe đấy đã có trên hệ thống hay chưa. Thứ hai sau khi dán chúng tôi cần có hình ảnh của xe chụp vào thời điểm dán và trong quá trình dán chúng tôi còn kiểm tra phần kim loại trên kính xe bằng máy kiểm tra kim loại có đảm bảo hay không hay yêu cầu phải dán xuống, dán đè. Trường hợp đấy phải có quy trình chặt chẽ. Nhưng trong quá trình làm, có những việc sơ hở nào, chúng tôi sẽ phải điều chỉnh lại cho phù hợp".
Còn đại diện đơn vị cung cấp dịch thu thu phí không dừng VDTC cho biết, việc dán chồng thẻ là vi phạm quy định mỗi phương tiện chỉ có 1 thẻ thu phí không dừng. Lỗi này đã gây ra không ít phiền toái cho người tham gia giao thông bởi nếu 1 xe có cùng lúc 2 tài khoản thì nhiều trường hợp hệ thống sẽ không biết nhận tài khoản nào.
Ông Võ Anh Tâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Giao thông số Việt Nam (VDTC) nói: "Nếu trong trường hợp những nhân viên và cộng tác viên của chúng tôi có sai sót trong quá trình đấu nối, chúng tôi có những chế tài bắt buộc phải hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của Quyết định 19 về hồ sơ của các chủ phương tiện cũng như chúng tôi có chế tài nặng để yêu cầu phải khắc phục trong 24-48 tiếng".
Cả 2 đơn vị cung cấp dịch vụ đều khẳng định đã có quy trình và chế tài xử lý mạnh tay, tuy nhiên, thực tế vẫn có tới 40.000 phương tiện bị dính lỗi dán chồng thẻ. Việc có thông tin rõ ràng để chủ các phương tiện biết được đơn vị nào sẽ phải xử lý lỗi lúc này là trách nhiệm của cơ quan quản lý là Tổng Cục đường bộ Việt Nam.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.90262943232802202-cte-eht-gnohc-nad-gnart-hnit-yl-ux/et-hnik/nv.vtv