vĐồng tin tức tài chính 365

9 giải pháp để lao động người Việt Nam tránh bẫy lừa đảo 'việc nhẹ lương cao'

2022-08-24 15:55
9 giải pháp để lao động người Việt Nam tránh bẫy lừa đảo việc nhẹ lương cao - Ảnh 1.

Thời gian gần đây rất nhiều người Việt bị lừa sang Campuchia với bẫy "việc nhẹ lương cao". Trong ảnh C. được nhóm người Việt Nam chuộc, giải cứu đưa về Việt Nam - Ảnh: Anh P. cung cấp

Nhằm góp thêm một góc nhìn, Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu ý kiến của TS. Vũ Thị Minh Huyền cho mục Bạn đọc làm báo.

Chính vì nắm bắt được tâm lý người lao động lười làm nhưng muốn hưởng lương cao nên càng ngày càng có nhiều kẻ sử dụng các chiêu lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới để lừa người dân. 

Sau một số sự việc đau lòng đã xảy ra, chúng ta cần nghiêm túc rút ra bài học kinh nghiệm cho chính mình để tránh mắc phải những cái bẫy của kẻ lừa đảo, tránh đẩy mình rơi vào hoàn cảnh sống không bằng chết như những người lao động đã bị lừa sang Campuchia. 

Một số biện pháp cần thực hiện đó là:

1. Không có nghề chân chính nào mà việc nhẹ, lương cao. Mọi người đừng bao giờ tin vào những lời chào mời tuyển dụng kiểu như vậy trên mạng nếu không muốn tiền mất tật mang, có khi không còn cơ hội để trở về nữa. 

Khi đi tìm việc là không nên tin vào những thông tin tuyển dụng phóng đại hay mô tả công việc không rõ ràng. Hãy đặt nghi vấn trước những thông tin việc nhẹ, lương cao. Bên cạnh đó, khi đi tìm việc đừng để bị lừa bởi những yêu cầu vô lý không có trong cam kết. 

Bản thân người có nhu cầu việc làm, đóng tiền tham gia các khóa học cần tìm hiểu rõ học cái gì, kinh doanh lĩnh vực nào, có hợp lý, hợp pháp và được cấp phép không...

2. Tìm việc làm là nhu cầu chính đáng của mỗi người, thay vì tìm việc từ những trang mạng không tin cậy, để đảm bảo an toàn, người lao động hãy đến các trung tâm giới thiệu việc làm chính thống để được tư vấn, hỗ trợ, giới thiệu đến các công ty được cấp phép. 

Tốt nhất là tìm việc ở các kênh chính thống như Hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm hoặc trực tiếp tại các công ty có uy tín và đủ tư cách pháp nhân. Chỉ có đơn vị sử dụng lao động có đăng ký kinh doanh mới có quyền đăng tuyển tìm kiếm người lao động. 

Ngoài ra, tổ chức giới thiệu việc làm phải có giấy phép, có trụ sở hoạt động rõ ràng. Hãy cảnh giác trước những lời mật ngọt "việc nhẹ, lương cao". Để tránh trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo cần phải tỉnh táo trong quá trình tìm việc. 

Khi xác lập các giao dịch có thu tiền đều phải có chứng từ thu phí, có đóng dấu và phải nắm rõ chủ thể sử dụng lao động là ai. Các thông tin đăng tải trên mạng xã hội đều không được kiểm chứng, vì vậy cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi tham gia và phải có giao kết bằng văn bản rõ ràng.

3. Cần tăng cường giáo dục của gia đình và nhà trường về năng lực cảm xúc xã hội. Giáo dục nhà trường, nhất là trong môi trường giáo dục nghề, cao đẳng, đại học, cần thay đổi cách tiếp cận và trang bị đầy đủ về kiến thức, thái độ, kỹ năng cần có cho từng ngành/nghề đào tạo. 

Giới trẻ nên tập trung đầu tư kiến thức, ngoại ngữ và kỹ năng sống . Thay đổi nhận thức, xóa bỏ tư duy "việc nhẹ, lương cao" để có thể hòa nhập và thích nghi được với bất kỳ môi trường nào.

4. Người lao động cảnh giác, không cung cấp những thông tin liên quan đến giấy tờ tùy thân dưới dạng ảnh, file pdf trên không gian mạng vì các thông tin này có thể bị đối tượng lợi dụng để chiếm đoạt các tài khoản điện tử.

5. Người lao động có nhu cầu đi làm việc tại nước ngoài cần liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp đưa lao động đi nước ngoài được cấp phép và tuyệt đối không thông qua trung gian. 

Người lao động nên tìm hiểu thông tin tuyển dụng lao động tại các đơn vị có giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài qua địa chỉ của Cục Quản lý lao động ngoài nước hoặc cơ quan quản lý lao động tại địa phương. 

Đối với trường hợp làm không đúng quy định, người lao động có thể khiếu nại, tố cáo đến đường dây nóng của Cục Quản lý lao động ngoài nước: 024.3824.9517 (số máy lẻ 511, 512, 513) hoặc cơ quan chức năng gần nhất.

6. Người lao động, các cơ quan địa phương, cơ quan truyền thông khi có thông tin từ người dân, người lao động về tình trạng các tổ chức, cá nhân quảng cáo, đưa tin người lao động đi làm việc ở Campuchia với cam kết "việc nhẹ, lương cao" cần cung cấp, thông báo cho Cục Quản lý lao động ngoài nước. 

Từ đó, Cục sẽ đề nghị các cơ quan công an, chính quyền địa phương cơ sở xác minh, kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

7. Trường hợp cơ quan chức năng xác định đúng là lừa đảo người lao động sẽ xử lý hình sự, còn nếu chỉ dừng lại ở đưa tin, quảng bá sai sự thật thì chính quyền địa phương có thể xử lý hành chính theo quy định. 

Hành vi lừa đảo tuyển dụng việc nhẹ lương cao của các đối tượng có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015.

8. Trước hết là điều tra, xử lý những tội phạm và đồng lõa của chúng. Sau đó là có chương trình tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông các vụ việc lừa đảo để người lao động cảnh giác. 

Các cơ sở giới thiệu việc làm cần tiếp cận gần gũi hơn với người cần tìm việc. Nhà trường cần đưa vào chương trình giáo dục về thị trường lao động, pháp luật lao động, về bảo hiểm các loại liên quan đến người lao động và quyền lợi chính đáng của người lao động. 

Đặc biệt, bản thân người lao động phải tự biết không ai trả lương cao cho người chỉ có năng lực bình thường hoặc không có học vấn.

9. Hãy học tập thật tốt, cần phải vững vàng kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng mềm liên quan đến công việc. Bên cạnh kiến thức, kỹ năng, thì ngoại ngữ cũng chính là điều tạo lợi thế, giúp các bạn trẻ có thể tự tin đề xuất mức lương cao với nhà tuyển dụng. 

Nếu muốn có mức lương cao khi ra trường thì chắc chắn các em phải tự tin lựa chọn và ứng tuyển vào các công ty lớn, có mức lương hấp dẫn. Thêm một yếu tố nữa giúp các em có mức lương cao khi ra trường, đó chính là phải chuẩn bị CV tốt và phỏng vấn tự tin. 

CV tốt sẽ giúp các em dễ dàng vượt qua các ứng viên khác trong vòng lọc hồ sơ của các công ty lớn. Khi các em đã quyết định theo đuổi công việc lương cao thì tinh thần phải cực kỳ vững, phải chuẩn bị tâm lý trước những thách thức trong công việc, chẳng hạn như là việc sẽ rất nhiều, phức tạp, yêu cầu phải làm ngoài giờ, áp lực cao, trách nhiệm lớn. 

Sẽ rất dễ bị stress nếu các em không thể làm quen và thích nghi với những thách thức đó. Nhưng nếu tâm lý các em vững vàng và tự tin với năng lực của bản thân, thì không có điều gì là không thể, các em sẽ vượt qua được những thách thức đó, hoàn thành tốt công việc của mình và được hưởng mức lương cao tương xứng với sức lao động các em đã bỏ ra.

Ngoài 9 giải pháp như tác giả đề cập, theo bạn, còn cách nào khác để ngăn chặn trong trứng nước những hành vi lừa bán người được ngụy trang bằng hình thức "việc nhẹ lương cao"?

Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... kính mời bạn gởi đến Tuổi Trẻ Online qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn và dandt@tuoitre.com.vn. Cảm ơn bạn!

Cạm bẫy Cạm bẫy 'việc nhẹ lương cao': đi dễ khó về

TTO - Làn sóng vượt biên theo lời hứa hẹn “việc nhẹ lương cao” không có dấu hiệu giảm dù cơ quan chức năng liên tiếp cảnh báo thủ đoạn lừa đảo, đơn cử như vụ hơn 40 người nhảy sông trốn khỏi casino ở Campuchia vừa qua.

Xem thêm: mth.91850309042802202-oac-gnoul-ehn-ceiv-oad-aul-yab-hnart-man-teiv-iougn-gnod-oal-ed-pahp-iaig-9/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“9 giải pháp để lao động người Việt Nam tránh bẫy lừa đảo 'việc nhẹ lương cao'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools