vĐồng tin tức tài chính 365

Hơn 50% bãi chôn lấp rác ở miền Trung - Tây Nguyên không hợp vệ sinh

2022-08-25 14:44
Hơn 50% bãi chôn lấp rác ở miền Trung - Tây Nguyên không hợp vệ sinh - Ảnh 1.

Đại biểu các tỉnh thành tìm hiểu công nghệ xử lý chất thải rắn tại triển lãm. Đây là lần đầu tiên trong nước tổ chức triển lãm toàn diện về công nghệ xử lý rác - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Nhiều thực trạng về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã được nhắc tới tại hội thảo - triển lãm quốc tế về giải pháp và công nghệ xử lý chất thải đảm bảo phát triển bền vững các đô thị diễn ra tại Đà Nẵng ngày 25-8. 

Trong đó, con số 102 bãi rác trên toàn bộ khu vực miền Trung và Tây Nguyên chủ yếu là bãi rác hở, đổ lộ thiên không hợp vệ sinh khiến nhiều người bất ngờ. 

Theo ông Phạm Hồng Sơn - cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường miền Trung và Tây Nguyên, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các đô thị trên toàn quốc tăng trung bình 10 - 16% mỗi năm. Trong bối cảnh cả nước tiến tới "cột mốc" phân loại rác tại nguồn vào năm 2025 thì hiện nay các địa phương trên cả nước mới chỉ thực hiện mang tính khuyến khích. 

Việc xử lý rác theo phương pháp chôn lấp vẫn là chủ yếu, chiếm tới 70% tổng lượng chất thải được xử lý. Đáng ngại hơn, chỉ có khoảng 20% là bãi chôn lấp hợp vệ sinh. 

Hơn 50% bãi chôn lấp rác ở miền Trung - Tây Nguyên không hợp vệ sinh - Ảnh 2.

Hoạt động thu gom rác đổi sản phẩm tái chế diễn ra tại chương trình triển lãm - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Tại miền Trung - Tây Nguyên, các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh lại chiếm tỉ lệ lớn với 102/173 cơ sở. Các bãi này chủ yếu là phun chế phẩm sinh học hạn chế mùi và côn trùng, rắc vôi khử khuẩn và chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải và nước rỉ rác. 

Theo ông Sơn, nguyên nhân chủ yếu vẫn do các tỉnh, thành phố thiếu nguồn vốn để thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn. Trong khi nguồn vốn ngân sách đầu tư cho việc quản lý chất thải rắn ở khu vực công ích còn hạn chế, việc kêu gọi xã hội hóa cũng chưa thu hút được nguồn do cơ chế, chính sách ưu đãi đối với lĩnh vực này còn thấp. 

"Mấu chốt trong vấn đề này vẫn là do chưa có quy định cụ thể về thẩm định công nghệ xử lý chất thải rắn, cũng như chưa khuyến cáo công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt để áp dụng, do đó địa phương còn gặp nhiều lúng túng khi lựa chọn công nghệ xử lý rác thải sinh họat" - ông Sơn nhìn nhận. 

Tại hội thảo này, nhiều đại biểu đánh giá các hoạt động nghiên cứu công nghệ xử lý, tái chế, tái sử dụng nhằm phát huy tối đa giá trị từ rác thải chưa được chú trọng. 

Đây là thực trạng phải được sớm cải thiện bởi việc xử lý rác thải theo phương pháp chôn lấp về lâu dài sẽ sử dụng diện tích đất lớn, gây lãng phí tài nguyên, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng và đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên - môi trường, hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thu gom được xử lý chủ yếu bằng các phương pháp chôn lấp tính theo khối lượng (chiếm 71%), xử lý chế biến compost (chiếm 16%) và xử lý theo phương pháp đốt (chiếm 13%). 

Tuy nhiên công nghệ sử dụng trong các phương pháp nói trên nhìn chung còn lạc hậu, thiếu đồng bộ từ khâu thu gom, vận chuyển đến xử lý.

Nhức nhối xử lý rác ở Phú QuốcNhức nhối xử lý rác ở Phú Quốc

TTO - Mỗi ngày, TP Phú Quốc có khoảng 180 tấn chất thải rắn sinh hoạt và 17.500m3 nước thải. Và nhu cầu xử lý rác ở Phú Quốc đến năm 2025 là từ 400 - 650 tấn/ngày.

Xem thêm: mth.21022213152802202-hnis-ev-poh-gnohk-neyugn-yat-gnurt-neim-o-car-pal-nohc-iab-05-noh/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hơn 50% bãi chôn lấp rác ở miền Trung - Tây Nguyên không hợp vệ sinh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools