vĐồng tin tức tài chính 365

7 hộ dân phải gán nhà và đất với giá rẻ mạt cho 'tín dụng đen'

2022-08-26 09:51

Đến thời điểm hiện tại, cơ quan Công an đã làm việc được với 21 hộ dân ở thôn Kênh Mét (xã Ia Le, H.Chư Pưh) có vay nợ tại địa phương. Các hộ vay nợ đều là người dân tộc thiểu số và hầu như không có giấy tờ gì để chứng nhận các khoản đã vay và tiền lãi. Qua làm việc với các hộ dân, lãi suất vay thường dao động khoảng 30%/tháng.

Đến nay, cơ quan Công an đã xác định được 6 hộ dân người đồng bào dân tộc thiểu số đã gán đất để trả nợ. Tuy nhiên, việc gán đất mới chỉ viết giấy tay, chưa có giao dịch chuyển quyền sử dụng đất nào được thực hiện. Hiện vụ việc vẫn đang được cơ quan Công an tiếp tục xác minh, làm rõ.

Đất vườn của Ông Rmah Lan đã phải gán cho tín dụng đen.

Ông Rmah Lan (thôn Kênh Mét, xã Ia Le) cho biết, năm 2013, gia đình vay của 1 người trong xã Ia Le tổng số tiền 50 triệu đồng, mỗi tháng trả lãi suất 1,5 triệu đồng. Mỗi năm, gia đình đều trả từ 10-18 triệu đồng tiền lãi. Đến khi vườn tiêu gia đình bị chết nên không còn khả năng trả.

“Đến năm 2020, do không có tiền trả cả gốc và lãi nên mình phải đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho chủ nợ. Đến tháng 6-2022, chủ nợ yêu cầu mình lên văn phòng công chứng để làm thủ tục tách thửa để chuyển nhượng. Chủ nợ tự định giá lô đất vườn hơn 1.500m2 và 7.200m đất rẫy chỉ có 145 triệu đồng. Sau khi lên văn phòng công chứng ký tên, đến nay, mình vẫn chưa biết được số phận của 2 lô đất đó như thế nào. Sổ đỏ đưa cho chủ nợ vẫn chưa được trả lại”, ông Lan lo lắng nói.

Cũng vướng vào bẫy 'tín dụng đen', năm 2016, chị Siu Iêc (thôn Kênh Mét) vay 30 triệu đồng của một người ngụ ở xã Ia Le. Tuy nhiên đến năm 2019, chủ nợ đã đến bắt 2 con bò đi, dù gia đình không đồng ý.

“Thời điểm năm 2011, chủ nợ chốt, mình còn nợ hơn 100 triệu đồng. Đến nay, sau khi công an làm việc, chủ nợ lại hạ xuống chỉ còn 35 triệu đồng, dù chưa trả thêm được đồng nào. Họ bắt mình ký vào giấy tờ chứng thực đang nợ 35 triệu đồng. Họ cũng không nhận đã bắt 2 con bò của gia đình”. chị Siu lêc buồn rầu nói.

người dân đã viết đơn cầu cứu cơ quan chức năng vì 'tín dụng đen'.

Ông Lê Thành Trung – Phó Chủ tịch UBND xã Ia Le cho biết, sau khi báo chí thông tin vụ việc, UBND tỉnh đã giao cho địa phương và Công an vào cuộc xác minh. Hiện UBND xã cũng đã có thông báo cho các thôn lập danh sách các hộ dân đã vay nặng lãi và các đối tượng cho vay.

Về 1 trường hợp phải gán nhà 167 (Nhà nước xây cho các hộ dân tộc thiểu số khó khăn), hiện chủ nợ đã bán cho 1 hộ khác. Việc bán nhà này cũng chỉ thực hiện viết giấy tay giữa 2 bên. Xã cũng đang vận động hộ này trả lại ngôi nhà này.

Như Báo Công an TP.HCM đã phản ánh, với thủ đoạn đáp ứng cho vay tiền nhanh chóng, đơn giản, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở thôn Kênh Mét, xã Ia Le, H.Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã sập bẫy tín dụng đen, trở thành con mồi để họ "hút máu".

Các đối tượng cho người đồng bào dân tộc thiểu số xã Ia Le vay tiền, còn cho vay lúa, phân bón,… Đối tượng thường nhắm vào những người đồng bào dân tộc thiểu số có tài sản là đất đai, nương rẫy và chỉ cho vay không quá 50 triệu đồng. Ban đầu, người dân đến vay không phải thế chấp gì. Sau khi mà lãi mẹ đẻ lại con, người dân không có trả, bắt buộc phải thế chấp đất đai, nhà cửa, sổ đỏ…

Dính vào tín dụng đen, người nghèo phải gán đất đai, nhà tình thương
(CAO) Với thủ đoạn đáp ứng cho vay tiền nhanh chóng, đơn giản, người dân ở một số buôn làng tại tỉnh Gia Lai đã sập bẫy tín dụng đen, trở thành con mồi.
 
Chí Dũng

Xem thêm: lmth.150631_ned-gnud-nit-ohc-tam-er-aig-iov-tad-av-ahn-nag-iahp-os-ueiht-cot-nad-oh-7/gnos-iod/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:An ninh kinh tế Tín dụng

“7 hộ dân phải gán nhà và đất với giá rẻ mạt cho 'tín dụng đen'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools