Các cán bộ tuyển sinh tham gia tập huấn tại Đà Nẵng vào ngày 25-8 - Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Buổi tập huấn diễn ra tại TP Đà Nẵng với sự tham gia của đại diện các trường đại học, học viện, các trường sĩ quan có đào tạo đại học và các trường cao đẳng đào tạo ngành mầm non.
Tại buổi tập huấn, ông Phạm Như Nghệ - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) - cho biết sau quá trình chạy thử nghiệm, bộ sẽ tiếp tục điều chỉnh giúp phần mềm đảm bảo đúng yêu cầu khi sử dụng thực tế.
Ông Phạm Như Nghệ cũng nhấn mạnh năm nay các trường có thể xét tuyển sớm nhưng chỉ được công bố thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển chứ chưa phải trúng tuyển.
Thí sinh sau khi đăng ký xét tuyển và được công bố đủ điều kiện trúng tuyển tại các trường phải đăng ký tất cả các nguyện vọng xét tuyển vào đại học đợt 1 vào hệ thống chung của Bộ GD-ĐT.
Phần mềm xử lý chung của bộ sẽ giúp các em trúng tuyển vào một nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng mà các em đã đăng ký và đủ điều kiện trúng tuyển.
"Phần mềm xử lý nguyện vọng chung của Bộ GD-ĐT chỉ có chức năng lọc để loại bỏ những thí sinh đã trúng tuyển vào một cơ sở giáo dục đại học khác ra khỏi danh sách trúng tuyển và dự kiến trúng tuyển mà các trường đã xét tuyển gửi về bộ.
Phần mềm không có chức năng xét tuyển, điều chỉnh chỉ tiêu, điểm trúng tuyển. Việc xét tuyển là việc của các trường, thực hiện tại riêng từng trường và nhóm trường" - ông Nghệ lưu ý.
Một chuyên viên kỹ thuật của một trường cho hay nhìn chung về mặt kỹ thuật, phần mềm năm nay không có nhiều khó khăn. Tuy nhiên, về mặt hiệu quả trong việc hỗ trợ các trường đưa ra danh sách trúng tuyển chưa tối ưu lắm.
"Cụ thể, phần mềm chỉ hỗ trợ dữ liệu xét tuyển phương thức xét điểm thi THPT, còn các phương thức khác do trường tự xét. Chúng tôi lo khi khớp nối dữ liệu hai bên đưa lên hệ thống của bộ không biết có gặp sự cố hay rủi ro ảnh hưởng quyền lợi của thí sinh hay không.
Thứ hai, với việc năm nay các trường xét tuyển theo khá nhiều phương thức khác nhau nên thực tế thí sinh có thể trúng tuyển sớm ở nhiều trường nên các trường không thể dự đoán được tỉ lệ ảo. Vậy khi dữ liệu cuối cùng đưa lên hệ thống của bộ có đảm bảo xử lý triệt để số thí sinh ảo ở tất cả các phương thức?" - chuyên viên này nói.
Lãnh đạo phòng đào tạo một trường đại học khu vực phía Bắc đánh giá ý tưởng lọc ảo chung thì đây là giải pháp hay nhưng quá trình vận hành còn một số bất cập.
Hiện nay, bên cạnh phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, các trường cũng đồng thời xét tuyển theo nhiều phương thức khác (xét tuyển kết hợp, xét tuyển riêng…) khá đa dạng.
Điều này khiến các trường lo ngại dữ liệu thí sinh lại đăng ký trên hệ thống của bộ thì phần mềm có xử lý hết được không và có bị lỗi gì không.
TTO - Kết thúc thời gian Bộ Giáo dục và Đào tạo mở lại hệ thống, khoảng 75.000 thí sinh điều chỉnh nguyện vọng và thêm 4.000 thí sinh đăng ký.
Xem thêm: mth.75141500162802202-gnov-neyugn-yl-ux-mem-nahp-iov-ohk-pag-os/nv.ertiout