vĐồng tin tức tài chính 365

Bí thư Nguyễn Văn Nên dự lễ giỗ Đức Tả quân Lê Văn Duyệt

2022-08-26 11:07
Bí thư Nguyễn Văn Nên dự lễ giỗ Đức Tả quân Lê Văn Duyệt - Ảnh 1.

Lãnh đạo Thành ủy, UBND, HĐND TP.HCM cùng nhiều sở, ban, ngành khác có mặt từ 7h sáng để tham dự nghi lễ cúng giỗ - Ảnh: HỮU HẠNH

Lễ giỗ lần thứ 190 Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt diễn ra từ ngày 26 đến 28-8, tại Di tích lịch sử văn hóa lăng Lê Văn Duyệt.

Lễ giỗ thực hiện theo nghi thức tế lễ tiểu cung đình triều Nguyễn gồm: nhạc lễ, lễ sanh, đào thái và ban tế. Lễ phẩm cúng giỗ là trà, rượu, trầu cau, bánh Gia Định xưa, cùng các vật phẩm trái cây Nam Bộ.

Bí thư Nguyễn Văn Nên dự lễ giỗ Đức Tả quân Lê Văn Duyệt - Ảnh 2.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên thắp hương tại mộ phần Đức Tả quân Lê Văn Duyệt trong khuôn viên khu di tích - Ảnh: HỮU HẠNH

Ông Nguyễn Văn Nghĩa - một người dân ở phường 12, quận Bình Thạnh, TP.HCM - cho biết hằng năm cứ đúng dịp lễ Khai hạ - Cầu an, dịp lễ giỗ thì ông đều đến lăng để tham quan và thắp hương cho Đức Tả quân như một thói quen, và nét văn hóa ăn sâu vào tâm thức của người con vùng đất Gia Định xưa.

“Cứ đúng dịp lễ thì không chỉ bà con trong quận mà ở nhiều nơi tụ họp về thắp nén hương cho Đức Tả quân. Mình cũng đến để cầu mong cho quốc thái dân an cũng như chính gia đình mình được bình an, hạnh phúc”, ông Nghĩa chia sẻ.

Bà Lâm Thị Hoàng Oanh - trưởng Ban quản lý khu di tích - cho biết với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, việc tổ chức lễ giỗ nhằm tưởng nhớ các vị tiền nhân, anh hùng liệt sĩ, nhân dân đã có công mở mang bờ cõi, xây dựng, gìn giữ đất nước.

Qua đó, giáo dục cho các thế hệ sau, đặc biệt là thế hệ trẻ biết hướng về cội nguồn dân tộc, có tình yêu quê hương Tổ quốc một cách thiết thực và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

Bí thư Nguyễn Văn Nên dự lễ giỗ Đức Tả quân Lê Văn Duyệt - Ảnh 3.

Sau nghi thức cúng giỗ, đoàn lãnh đạo TP.HCM dâng hương đến Đức Tả quân - Ảnh: HỮU HẠNH

“Mong rằng khu di tích sẽ được tiếp tục quan tâm và hỗ trợ trong thời gian tới để xứng đáng là di tích lịch sử cấp quốc gia”, bà Oanh nói.

Trước đó, sáng 25-8, cũng tại Di tích lịch sử văn hóa lăng Lê Văn Duyệt diễn ra lễ đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội truyền thống “Lễ hội Khai hạ - Cầu an”.

Trong lễ giỗ lần thứ 188, đoạn đường có lăng mộ Tả quân Lê Văn Duyệt (đường Đinh Tiên Hoàng từ cầu Bông đến đường Phan Đăng Lưu, chiều dài 947m) cũng chính thức được đổi tên thành đường Lê Văn Duyệt.

Bí thư Nguyễn Văn Nên dự lễ giỗ Đức Tả quân Lê Văn Duyệt - Ảnh 4.

Đại diện Ban nghi lễ thực hiện nghi thức cảm ơn, mời trầu rượu và tặng lộc cho đoàn lãnh đạo - Ảnh: HỮU HẠNH

Hiện nay có 10 tỉnh, thành phố có con đường được mang tên Lê Văn Duyệt gồm: Đà Nẵng, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu, An Giang và TP.HCM.

Đức Tả quân Lê Văn Duyệt sinh năm 1764, tại làng Hòa Khánh, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường (nay là huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Ông là người có công lớn trong việc xây dựng, phát triển, ổn định và bảo vệ vùng đất phương Nam…

Di tích lịch sử văn hóa lăng Lê Văn Duyệt tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, phường 1, quận Bình Thạnh, TP.HCM, được công nhận là di tích cấp quốc gia theo quyết định số 1288 của Bộ Văn hóa.

Bí thư Nguyễn Văn Nên dự lễ giỗ Đức Tả quân Lê Văn Duyệt - Ảnh 6.

Ban nghi lễ thực hiện nghi thức cúng tiên thường tại sảnh đường - Ảnh: HỮU HẠNH

Lễ Khai hạ - Cầu an tại lăng Lê Văn Duyệt là di tích văn hóa phi vật thể cấp quốc giaLễ Khai hạ - Cầu an tại lăng Lê Văn Duyệt là di tích văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

TTO - Sáng 25-8, UBND quận Bình Thạnh, TP.HCM tổ chức lễ đón bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ Khai hạ - Cầu an tại lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt.

Xem thêm: mth.40594259062802202-teyud-nav-el-nauq-at-cud-oig-el-ud-nen-nav-neyugn-uht-ib/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bí thư Nguyễn Văn Nên dự lễ giỗ Đức Tả quân Lê Văn Duyệt”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools