1 / Dữ liệu việc làm Mỹ
Dữ liệu việc làm hàng tháng của Mỹ, được công bố vào ngày 2/9, sẽ cho thấy thực trạng nền kinh tế lớn nhất thế giới đang trong tình trạng ổn định hay không, và liệu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có phải thiết kế một kịch bản "hạ cánh an toàn" hay không? Kể cả khi họ nâng lãi suất để chống lại lạm phát – đang ở mức cao nhất trong vòng 4 thập kỷ.
Những người lập luận chống lại viễn cảnh suy thoái, bất chấp hai quý liên tiếp GDP Mỹ bị thu hẹp, có thể dựa vào cơ sở thị trường lao động mạnh mẽ, ít nhất là cho đến nay.
Số việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ tháng 7/2022 tăng 528.000 việc, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 2/2022. Kết quả thăm dò của Reuters cho thấy ước tính việc làm trong lĩnh vực này tháng 8 tăng 290.000.
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ.
2 / Cú "sốc" lạm phát ở châu Âu
Lạm phát ở khu vực đồng euro vẫn ở mức rất cao, và chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 công bố vào thứ Tư (31/8) có thể sẽ cho thấy tình trạng đó vẫn tiếp diễn. Điều đó sẽ gây áp lực lên Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc tăng lãi suất một lần nữa vào tháng 9 tới, ngay cả khi rủi ro suy thoái gia tăng.
Thay vì lạm phát sẽ sớm đạt đỉnh như hy vọng cách đây chỉ vài tuần, lạm phát có thể sẽ sớm chạm mức hai con số. Lạm phát của EU tháng 7 là 8,9% so theo năm, cao hơn rất nhiều so với mục tiêu 2% của ECB.
Nguyên nhân mới của lạm phát rất rõ ràng: giá khí đốt tăng vọt và có nguy cơ tăng hơn nữa do Nga báo hiệu về một đợt thắt chặt mới đối với nguồn cung khí đốt sang châu Âu.
Giá khí đốt tại khu vực này đã tăng 45% trong tháng 8 và 300% trong năm nay. Hiện vẫn chưa biết giá khí đốt sẽ còn tăng tới đâu, và đây vẫn là "chìa khóa" của "đỉnh" lạm phát ở khu vực đồng euro. Như một nhà kinh tế đã nói, tất cả chúng ta đều đang trở thành những người theo dõi thị trường khí đốt.
Áp lực lạm phát ở tất cả các nền kinh tế lớn của Eurozone.
3 / Hoạt động của các nhà máy Trung Quốc gặp khó khăn liên tiếp
Một loạt dữ liệu kinh tế Trung Quốc sẽ được công bố trong tuần tới. Dữ liệu PMI chính thức tháng 7 sẽ được công bố vào thứ Tư (31/8), sau khi bất ngờ giảm trong tháng 7 do dịch Covid-19 bùng phát bởi biến thể Omicron buộc nước này phải áp đặt lại các biện pháp khắt khe để thực hiện chủ trương Zero Covid.
Kết quả cuộc khảo sát lĩnh vực tư nhân của Caixin sẽ được công bố vào một ngày sau đó (1/9), và cũng có nguy cơ đi suy giảm.
Niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng bất động sản đang diễn ra. Và hiện nay một đợt nắng nóng gay gắt cũng đang cản trở hoạt động sản xuất.
Các nhà chức trách Trung Quốc đang cố gắng cứu vãn tăng trưởng kinh tế trong năm nay, bằng việc ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất cho vay bổ sung vào thứ Hai (22/8) sau khi cắt giảm các khoản khác vào tuần trước đó. Hôm thứ Năm (25/8), Chính phủ tuyên bố sẽ thực hiện các bước tiếp theo để củng cố thị trường lao động, và điều này đã giúp thị trường chứng khoán hồi phục một chút.
Hoạt động kinh doanh của Trung Quốc đang giảm sút.
4 / Đồng euro giảm xuống thấp hơn USD
Trong những ngày gần đây, một lần nữa một euro đồng euro giảm xuống dưới mức ngang giá so với USD. Sự sụt giảm của đồng tiền chung xuống mức thấp nhất mới trong 20 năm, gần 0,99 USD, cho thấy quy mô của những thách thức mà khối này phải đối mặt, đặc biệt là một cuộc khủng hoảng năng lượng ảnh hưởng đến khu vực đồng euro nhiều hơn những nơi khác.
Giá khí đốt tự nhiên bước vào đợt tăng mới trước nhu cầu sắp vào giai đoạn cao điểm - mùa đông - ở một khu vực vẫn phụ thuộc vào nguồn cung của Nga đang làm gia tăng lo ngại lạm phát, đồng thời thúc đẩy khả năng ECB sẽ tăng lãi suất nhanh hơn nữa ngay cả khi nền kinh tế đang suy thoái.
Tỷ giá USD/EUR ngày càng tương quan với giá khí đốt, và các nhà đầu tư và nhà phân tích dự đoán tỷ giá này sẽ tiếp tục suy yếu khi Nga tiếp tục cắt giảm xuất khẩu mặt hàng này.
Trên cơ sở trọng số thương mại, đồng euro cũng đang giảm nhanh và gần đây chạm mức thấp nhất kể từ tháng 2 năm 2020, khi đại dịch Covid-19 mới bắt đầu làm chao đảo các thị trường thế giới.
Tỷ giá USD/EUR
5 / Cổ phiếu liệu có giảm trong tháng 9?
Thị trường chứng khoán đã trải qua một tháng thăng trầm, tăng sau đó lại giảm, sắp kết thúc tháng tồi tệ nhất trong lịch sử.
Trong lịch sử, tháng 9 là tháng kém nhất trong năm của thị trường chứng khoán, khi các nhà quản lý quỹ có xu hướng bán các vị thế kém hiệu quả khi gần đến cuối quý 3.
Tháng 9 này, một số yếu tố có thể khiến các nhà đầu tư chứng khoán càng thêm khó khăn. Sau hội nghị chuyên đề Jackson Hole của ngân hàng trung ương, Fed sẽ tổ chức cuộc họp chính sách tiếp theo vào ngày 20-21/9. Trước đó sẽ là dữ liệu mới nhất về giá tiêu dùng – bằng chứng mới nhất cho biết lạm phát đã đạt đỉnh hay chưa và có khả năng tác động như thế nào đến chính sách lãi suất.
Biến động trung bình chỉ số S&P 500 kể từ 1950.
Tham khảo: Refinitiv