vĐồng tin tức tài chính 365

Những doanh nghiệp Mỹ 'hot' nhất trong thời kỳ đại dịch nay làm ăn ra sao?

2022-08-31 12:03

Ở Mỹ, gần như không có doanh nghiệp nào tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian kinh tế biến động như Peloton. Khi không thể đến phòng tập gym, người tiêu dùng đã ồ ạt mua thiết bị tập thể dục và quan trọng hơn là đăng ký lớp tập online của Peloton.

Trong năm 2020, Peloton đã báo lãi quý đầu tiên khi doanh thu tăng 139% và cổ phiếu tăng 434%. Song, đà tăng cũng chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Khi các phòng gym mở cửa trở lại, lượng đăng ký lớp học và doanh số bán thiết bị giảm, triển vọng của Peloton cũng như vậy.

Tuần trước, Peloton đã báo lỗ 4 quý tài chính liên tiếp. Song, CEO Barry Carthy vẫn nhận thấy sự khả quan trong tương lai, bất chấp những khó khăn ở hiện tại. Ông cho biết Peloton đã đạt được bước tiến đáng kể trong nỗ lực xoay vòng vốn và giảm tốc độ "đốt" tiền.

Dẫu vậy, nhà đầu tư lại không tin tưởng. Cổ phiếu Peloton đã giảm hơn 90% kể từ cuối năm 2020 và hiện có giá thấp hơn 1 nửa so với hồi đầu năm 2020.

Peloton không phải là "kẻ chiến thắng" trong đại dịch duy nhất đang gặp khó khăn. Dưới đây là một số doanh nghiệp khác cũng đang chứng kiến hoạt động kinh doanh đi xuống trong thời kỳ hậu đại dịch.

Zoom

Nền tảng họp trực tuyến không phải đối mặt với những thách thức tương tự như một số khác. Hàng triệu người hiện vẫn đang làm việc từ xa, ít nhất là một phần thời gian. Và Zoom vẫn có lãi. Song, lợi nhuận giảm 71% trong nửa đầu năm nay do chi phí tăng.

Tuần này, Zoom đã công bố kết quả kinh doanh thấp hơn mong đợi và công bố triển vọng khiến nhà đầu tư thất vọng. Do đó, cổ phiếu giảm 17% ngay trong ngày công bố.

Trong năm nay, cổ phiếu Zoom giảm 56% và thấp hơn 86% so với mức đỉnh vào cuối tháng 10/2020 - khi đại dịch vẫn hoành hành và vắc-xin chưa được sử dụng phổ biến.

Netflix

Netflix đã đạt được thành công lớn từ trước khi Covid-19 diễn ra. Ngay cả khi đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng, nền tảng này cũng đạt được nhiều thành tựu vào năm 2019, khi 2 tựa phim gốc là "Irishman" và "Marriage Story" đều được đề cử Oscar. Nhờ đó, cổ phiếu Netflix tăng 21% trong năm 2019 và doanh thu tăng 28%. Dịch vụ này cũng có thêm 27 triệu người đăng ký trên toàn cầu vào năm đó.

Tình hình kinh doanh càng khởi sắc khi đại dịch xảy ra khiến một loạt quốc gia áp lệnh phong toả. Netflix có thêm 16 triệu người đăng ký trong 3 tháng đầu năm 2020 và kết thúc năm lần đầu tiên đạt mốc 200 triệu người đăng ký. Cổ phiếu cũng tăng vọt hơn gấp đôi từ đầu năm 2020 lên mức cao kỷ lục 691,69 USD vào tháng 11/2021.

Tuy nhiên, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, Trong quý I năm nay, công ty "mất" 200.000 người đăng ký trên toàn cầu, lần đầu tiên chứng kiến sự sụt giảm trong 1 thập kỷ và không đạt mức 2,5 triệu như dự báo. Trong quý II, Netflix mất thêm 970.000 thuê bao.

Nhà đầu tư cũng đang dần rời xa Netflix. Cổ phiếu của hãng đã mất gần 2/3 giá trị từ đầu năm đến nay, dù đã hồi phục từ mức thấp nhất trong 12 tháng vào tháng 5, khi nhà đầu tư chuẩn bị tinh thần cho việc số lượng thuê bao còn giảm mạnh hơn.

Wayfair

Khi đại dịch hoành hành, hàng triệu người buộc phải làm việc ở nhà. Nhiều trong số đó đã sử dụng khoản tiền vốn phải chi cho chi phí di chuyển hay đi nghỉ để sắm nội thất, đồ trang trí nhà cửa.

Giờ đây, "cuộc đua" mua sắm đồ gia dụng đã dừng lại. Người tiêu dùng thay đổi mục tiêu mua sắm, đặc biệt là khi giá hàng thiết yếu và xăng tăng cao. Họ dường như ưu tiên cho những kế hoạch du lịch bị trì hoãn từ lâu hơn.

Thói quen chi tiêu thay đổi đã ảnh hưởng đến một loạt nhà bán lẻ lớn như Walmart và Target. Nhưng có lẽ, doanh nghiệp chật vật với sự thay đổi này nhất là hãng bán lẻ đồ gia dụng trực tuyến Wayfair, vừa thông báo cắt giảm 5% nhân sự.

Wayfair không chỉ tăng trưởng chậm so với trước đây. Giống Peloton, Wayfair cũng "di chuyển ngược". Doanh thu trong 6 tháng đầu năm nay giảm 14% và công ty lại báo lỗ ròng 697 triệu USD trong khi lợi nhuận là 149 triệu USD so với trong cùng kỳ năm 2021. Tăng 482% từ cuối tháng 3/2020 đến cuối tháng 3/2021, nhưng cổ phiếu của hãng cũng mất sạch mức tăng này.

Shopify

Công ty phần mềm Canada chuyên hỗ trợ các nhà bán lẻ trực tuyến cũng "thắng lớn" khi nhiều doanh nghiệp buộc phải chuyển hướng sang thương mại điện tử vì đại dịch. Tháng trước, nhà sáng lập và CEO của công ty đã thông báo cắt giảm 10% nhân sự.

Thực ra, khoảng thời gian thuận lợi với Shopify không biến mất nhanh chóng như một số "người chiến thắng" trong đại dịch khác. Song, chắc chắn, đà tăng trưởng cũng sụt giảm.

Dù doanh thu tăng 18% trong 6 tháng đầu năm so với năm trước, chi phí của Shopify - bao gồm khoản chi cho R&D, đã tăng gần gấp đôi. Các khoản đầu tư của họ cũng lỗ 1 tỷ USD trong quý II. Theo đó, công ty ghi nhận khoản lỗ ròng 2,7 tỷ USD so với lãi 2,1 tỷ USD trong 1 năm trước. Cổ phiếu Shopify tiếp tục tăng trong năm 2021 nhưng lại giảm 75% từ đầu năm đến nay.

Tham khảo CNN


Xem thêm: nhc.33743959013802202-oas-ar-na-mal-yan-hcid-iad-yk-ioht-gnort-tahn-toh-ym-peihgn-hnaod-gnuhn/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những doanh nghiệp Mỹ 'hot' nhất trong thời kỳ đại dịch nay làm ăn ra sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools