vĐồng tin tức tài chính 365

Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội bị kiện gây phiền hà cho doanh nghiệp, vắng mặt trong phiên xét xử

2023-08-02 03:53
Đại diện Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vắng mặt trong phiên tòa xét xử sơ thẩm - Ảnh: T.ĐIỂU

Đại diện Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vắng mặt trong phiên tòa xét xử sơ thẩm - Ảnh: T.ĐIỂU

Ngày 1-8, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính khá hiếm hoi này sau khi đã hoãn một lần vào cuối tháng 7 theo đề nghị của bên bị khởi kiện.

Vietart khởi kiện hành vi của Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp trong việc giải quyết thủ tục tổ chức biểu diễn nghệ thuật chương trình Ngôi sao phương Nam số 10: vở cải lương Tiếng trống Mê Linh của Vietart.

Vắng mặt tại phiên xét xử, Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội gửi bài luận cứ cho hội đồng xét xử để bác bỏ những cáo buộc của đương sự.

Luật sư Hoàng Văn Hướng (Văn phòng luật sư Hoàng Hưng) đại diện cho đương sự trong vụ án này bình luận trong phiên tòa việc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội sau khi xin hoãn phiên tòa một lần, lại vẫn vắng mặt trong phiên xét xử là chưa thể hiện tốt văn hóa tôn trọng pháp luật của một cơ quan quản lý văn hóa của thủ đô.

Yêu cầu bổ sung giấy tờ không có trong quy định và sửa kịch bản

Theo trình bày của đương sự tại phiên tòa, Vietart đã nộp hồ sơ đề nghị cấp phép chương trình biểu diễn lần đầu từ ngày 5-8-2022, trước ngày xin cấp phép biểu diễn hơn 3 tháng.

Với hồ sơ đầu tiên này, Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội có văn bản yêu cầu Vietart cung cấp văn bản chấp thuận đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả vở cải lương Tiếng trống Mê Linh.

Theo Vietart, yêu cầu này là vi phạm quy định về thủ tục tổ chức biểu diễn nghệ thuật theo quy định tại nghị định 144 về hoạt động nghệ thuật biểu diễn vì thủ tục không yêu cầu giấy này.

Theo luật sư Hướng, Luật Sở hữu trí tuệ quy định thỏa thuận về tác quyền là quan hệ dân sự, giữa các chủ thể với nhau. Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội không có thẩm quyền yêu cầu Vietart phải cung cấp giấy tờ chứng minh việc thực hiện tác quyền này khi giải quyết thủ tục hành chính cấp phép biểu diễn.

Luật sư Hoàng Văn Hướng nói đây là một vụ kiện hiếm hoi khi doanh nghiệp kiện cơ quan nhà nước gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp - Ảnh: T.ĐIỂU

Luật sư Hoàng Văn Hướng nói đây là một vụ kiện hiếm hoi khi doanh nghiệp kiện cơ quan nhà nước gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp - Ảnh: T.ĐIỂU

Tuy nhiên lúc đó Vietart cũng đã có báo cáo giải trình về việc thực hiện quyền tác giả này. Sau đó sở lại thông báo cho biết sở giao cho hội đồng nghệ thuật của sở thẩm định, đánh giá về tư tưởng và chất lượng nghệ thuật của kịch bản vở cải lương Tiếng trống Mê Linh.

Trong khi Vietart cho biết đây là một vở cải lương được coi là mẫu mực, đã được dàn dựng, biểu diễn nhiều năm trên khắp cả nước. Vở ca ngợi tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cũng như ca ngợi tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng.

Sau đó, sở này không có bất cứ văn bản trả lời nào về việc có cấp phép hay không cho chương trình biểu diễn.

Một nhân viên bộ phận một cửa của sở gọi điện thoại cho Vietart cho biết hồ sơ cũ quá 5 ngày phải giải quyết theo quy định nên yêu cầu công ty này nộp hồ sơ mới.

Ngày 5-9-2022, Vietart nộp lại hồ sơ lần hai. Ngày 6-9-2022 sở có giấy mời Vietart họp trao đổi về đề nghị chấp thuận tổ chức biểu diễn. Trong cuộc họp này, sở lại đưa ra yêu cầu chỉnh sửa kịch bản vở Tiếng trống Mê Linh, cụ thể là chỉnh sửa một số từ ngữ, lời thoại cho phù hợp với… văn hóa miền Bắc, về cách thức xưng hô, hay phong cách nhân vật.

Những yêu cầu này không được sở chính thức đưa ra bằng văn bản. Theo luật sư của đương sự, yêu cầu này của Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội là xâm phạm quyền tác giả.

Tuy nhiên tới ngày 12-9-2022, Vietart cũng nộp lại hồ sơ một lần nữa với kịch bản đã được điều chỉnh như ý kiến của sở.

Ngày 19-9-2022, sở có văn bản trả lời là lại tiếp tục giao hội đồng nghệ thuật của sở thẩm định, đánh giá về tư tưởng, nội dung, chất lượng nghệ thuật kịch bản vở cải lương sau khi đã chỉnh sửa.

Nhưng sau đó sở không có văn bản trả lời kết quả thẩm định mà chuyên viên của sở trao đổi với nhân sự của Vietart qua tin nhắn.

Ngọc Huyền - Kim Tử Long trong vở 'Tiếng trống Mê Linh' do Vietart tổ chức tháng 10-2022 - Ảnh: BTC

Ngọc Huyền - Kim Tử Long trong vở 'Tiếng trống Mê Linh' do Vietart tổ chức tháng 10-2022 - Ảnh: BTC

Nộp hồ sơ lần thứ ba mới được cấp phép nhưng quá muộn

Theo các tin nhắn của sở, ngày 29-7-2022, Vietart lại nộp hồ sơ thông báo tổ chức biểu diễn lên sở lần thứ ba, để ngày 3-10-2022, công ty này mới có được văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật của Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội, cách thời điểm biểu diễn là 12 ngày.

Vì vậy, Vietart không đủ thời gian để thực hiện các hoạt động quảng cáo, đặc biệt là trên pano ngoài đường phố vì yêu cầu phải gửi hồ sơ trước khi cấp phép quảng cáo 15 ngày.

Kết quả là công ty này chỉ bán được 200 vé trong tổng số 1.100 vé của hai đêm diễn, thiệt hại cả tỉ đồng. Trong khi trước đó các chương trình này công ty đều rất thành công về doanh thu.

Vietart kiện Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội có hành vi kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính và tự ý yêu cầu bổ sung hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật và gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính.

Ngoài ra sở này còn thay đổi thời gian tổng duyệt rất bất lợi cho các nghệ sĩ, doanh nghiệp.

Tại phiên tòa, Vietart đưa ra ba yêu cầu khởi kiện. Một là yêu cầu Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội xin lỗi Vietart công khai. Hai là yêu cầu sở này bồi thường thiệt hại hơn 672 triệu đồng (Vietart đã thay đổi con số so với đề nghị ban đầu là hơn 1 tỉ đồng) và bồi thường thiệt hại danh dự là 1.000 đồng.

Trong văn bản gửi tới hội đồng xét xử, Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội có biện hộ cho mình trước những cáo buộc của Vietart mà theo luật sư Hướng là "dài dòng và không hợp lý".

Trình bày quan điểm giải quyết vụ án, đại diện viện kiểm sát cho biết về trình tự thủ tục ban hành các văn bản của Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội là đúng quy định trình tự thủ tục thẩm quyền, không gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp.

Do đó đề nghị hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Vietart.

Hội đồng xét xử cho biết sẽ nghị án và tuyên án vào hồi 16h ngày mai (2-8).

Doanh nghiệp mất gần 24 ngày để làm thủ tục cấp phép xây dựngDoanh nghiệp mất gần 24 ngày để làm thủ tục cấp phép xây dựng

TTO - Doanh nghiệp trong nước mất khoảng 166 ngày để hoàn thành thủ tục đầu tư xây dựng một công trình, trong khi tại Singapore doanh nghiệp chỉ mất 35,5 ngày để hoàn thiện thủ tục.

Xem thêm: mth.30995409110803202-ux-tex-neihp-gnort-tam-gnav-peihgn-hnaod-ohc-ah-neihp-yag-neik-ib-ion-ah-oaht-eht-aoh-nav-os/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội bị kiện gây phiền hà cho doanh nghiệp, vắng mặt trong phiên xét xử”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools