vĐồng tin tức tài chính 365

5 lô hàng nông sản nghi bị lừa đảo: Thương vụ Việt Nam tại UAE vào cuộc

2023-08-02 14:25

5 lô hàng nông sản Việt Nam nghi bị lừa đảo

Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu nổi trội của Việt Nam. Nông sản Việt Nam đã khẳng định được vị thế ở nhiều thị trường lớn, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nào cũng nắm được luật thương mại quốc tế và có nghiệp vụ ngoại thương tốt. Không ít trường hợp đã phải chịu thiệt hại nặng nề vì không tìm hiểu, xác minh đối tác kỹ lưỡng, cũng như đàm phán các điều khoản hợp đồng chặt chẽ.

Mới đây, 5 lô hàng hồ tiêu, quế, điều và hoa hồi... trị giá hơn 500.000 USD xuất khẩu sang Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) bị nghi lừa đảo. Hiện cơ quan Thương vụ Việt Nam tại UAE đã phải vào cuộc để đi "đòi hàng", "đòi tiền" cho các doanh nghiệp khi gặp những rủi ro trong xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, đến nay 4 lô hàng hồ tiêu, quế và điều đã bị lấy ra khỏi cảng mà chưa thanh toán. Còn 1 lô hàng hoa hồi, bộ chứng từ gốc đã bị mất, được giữ tại cảng ở Dubai.

"4 công hàng đó hiện nay là khoảng 470.000 USD. Quy mô doanh nghiệp hội viên chúng tôi quy mô rất nhỏ, vốn rất mỏng, phải dựa nhiều vào hỗ trợ ngân hàng. Chúng tôi mong muốn sẽ sớm được xử lý, khống chế thiệt hại xảy ra và bồi thường cho doanh nghiệp Việt Nam", bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, cho biết.

5 lô hàng nông sản nghi bị lừa đảo: Thương vụ Việt Nam tại UAE vào cuộc - Ảnh 1.

Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu nổi trội của Việt Nam. (Ảnh minh họa - Ảnh: NLĐ)

Các doanh nghiệp này đã ký với khách hàng theo hình thức nhờ thu hộ, tức là doanh nghiệp Việt Nam giao bộ chứng từ xuất khẩu cho ngân hàng tại Việt Nam. Từ đây, bộ chứng từ được gửi tới ngân hàng phía UAE. Người mua sẽ thanh toán tiền và nhận bộ chứng từ, như vậy có thể kéo container hàng ra khỏi cảng. Ngân hàng ở UAE sẽ chuyển tiền cho ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên tới nay, hàng đã được lấy nhưng chưa thanh toán.

"Thương vụ Việt Nam sẽ trực tiếp làm việc với các cơ quan như cảnh sát, hải quan Dubai, hãng tàu EverGreen và cảng vụ để đề nghị tạm dừng giao container hàng cho bên mua; đồng thời tiếp tục hỗ trợ 4 container điều, tiêu, quế", ông Trương Xuân Trung, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, cho hay.

Theo các hiệp hội ngành hàng, Dubai là thị trường trung gian lớn, làm đầu mối cho hàng hóa đi châu Âu và châu Phi. Hầu như tất cả doanh nghiệp liên quan tới thực phẩm đều kết nối giao thương thông qua đây. Bộ Công Thương cảnh báo tình trạng lừa đảo tại thị trường khu vực Trung Đông đã xuất hiện nhiều hơn trước, chủ yếu tập trung ở các công ty thương mại có quy mô nhỏ.

Trong công điện chỉ đạo mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành liên quan cần có biện pháp đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp sở tại; trước mắt, đề nghị phía UAE áp dụng các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ 1 container hoa hồi của doanh nghiệp Việt Nam.

Cảnh báo lừa đảo để chiếm đoạt lô hàng xuất khẩu

Có thể thấy rằng, chỉ vì vẫn giữ lối tư duy cũ và chưa bắt kịp xu hướng kinh doanh hội nhập quốc tế, không ít doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đã phải chịu "lệ phí" nặng nề khi tham gia vào "sân chơi lớn" toàn cầu.

Vụ việc nghi lừa đảo 5 container nông sản vừa qua không phải là những vụ việc đầu tiên đã từng xảy ra trước đây.

Trong năm 2022 phải kể đến vụ lừa đảo gần 100 container điều trị giá 200 triệu USD xuất sang Italy, nhưng nhờ có sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, cả Việt Nam và Italy, nên đã kịp thời gỡ khó cho doanh nghiệp.

Cũng trong năm 2022, một doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu sang Algeria 5 container hạt điều qua trung gian, là một doanh nghiệp đặt tại Nam Phi. Tuy nhiên khi hàng đến cảng của Algeria, công ty khách hàng không thể làm thủ tục thông quan. Công ty này bị Bộ Thương mại Algeria đưa vào danh sách các doanh nghiệp gian lận thương mại trước đó.

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, những thủ đoạn lừa đảo trong giao thương rất đa dạng, như: giao hàng không trả tiền, làm giả giấy tờ để lấy hàng, cài người lấy chứng từ xuất khẩu; sử dụng hacker xâm nhập giao dịch nhằm theo dõi tiến trình đàm phán.

Lựa chọn hình thức giao dịch thương mại an toàn

Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, tham gia nhiều vào các FTA thế hệ mới. Do đó, bên cạnh chủ động ứng phó với các hàng rào thương mại, việc nhận diện các thủ đoạn lừa đảo là hết sức cần thiết.

Theo Bộ Công Thương, hình thức lừa đảo phổ biến nhất hiện nay là các doanh nghiệp nước ngoài thường yêu cầu thanh toán trả sau. Vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn phương thức thanh toán, vận chuyển đảm bảo an toàn trong quá trình giao dịch giữa hai bên.

"Các doanh nghiệp nên tham khảo kinh nghiệm của một số doanh nghiệp khác như sử dụng công cụ bảo hiểm, hay sử dụng doanh nghiệp logistics như một đối tác cùng tham gia đảm bảo cho hàng hóa, vì doanh nghiệp logistics nhận hàng ở đầu Việt Nam và họ có đối tác tin cậy ở phía nước nhập khẩu thì hàng sẽ đi qua kênh có sự tin cậy cao hơn là việc giao hàng trực tiếp cho đối tượng không quen biết, như vậy sẽ hạn chế được rủi ro", ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, nhận định.

Việt Nam có nhiều ngành hàng xuất khẩu hàng đầu thế giới, nhưng đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu kinh nghiệm về tranh chấp thương mại quốc tế.

Các chuyên gia khuyến cáo, để tránh rủi ro, doanh nghiệp Việt cần có thói quen sử dụng dịch vụ pháp lý, luật sư... trong các giao dịch làm ăn. Các doanh nghiệp nên dựa vào các hiệp hội, ngành hàng, và cơ quan Thương Vụ Việt Nam ở nước ngoài để xác minh, hỗ trợ trong hoạt động xuất khẩu.

Cảnh báo lừa đảo trong thương mại quốc tế

Những vụ việc lừa đảo, gian lận thương mại khi làm ăn tại Dubai, thời gian qua, chính giới chức tại đây cũng không ít lần cảnh báo, mặc dù các vụ việc bị lừa đảo được cho vẫn là thiểu số. Tuy nhiên cần lưu ý, theo điều tra, trong đa phần các vụ việc, đối tượng lừa đảo không phải là người Dubai hay Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất.

Dubai vốn là mảnh đất lao động nước ngoài chiếm tới 90% dân số. Trong đa phần các vụ việc, đối tượng lừa đảo thường là người nước ngoài làm ăn tại Dubai, hoặc chỉ đăng ký trụ sở, làm thủ tục kinh doanh tại Dubai để lấy danh nghĩa rồi lừa đảo. Điều này khiến giới chức Dubai gặp không ít khó khăn trong việc xử lý, đặc biệt khi các đối tượng đã cao chạy xa bay.

Tuy nhiên, trong vụ việc các container hàng nông sản, gia vị của Việt Nam nghi bị lừa mới đây có một yếu tố khá đặc biệt. Đó là theo thông tin, bên mua và bên bán đã vận dụng phương thức bảo lãnh thanh toán thông qua ngân hàng.

Cụ thể theo hợp đồng, ngân hàng Ajman thuộc tiểu vương Ajman, một tiểu vương quốc nằm cạnh Dubai, đứng ra làm trung gian thu tiền của bên mua, đảm bảo việc thanh toán cho bên bán. Tuy nhiên tới nay, không hiểu vì lý do gì, ngân hàng Ajman lại trao bộ chứng từ gốc cho bên mua lấy hàng đi, nhưng thanh toán lại không thực hiện. Bảo lãnh thanh toán thông qua ngân hàng, như là hình thức mở LC (thư tín dụng) hay hình thức ủy thác ngân hàng thu tiền của bên mua D/P như trong vụ việc vừa qua vẫn được xem là khá đảm bảo.

Ngân hàng Ajman vốn không phải là ngân hàng không có uy tín tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Những ngày qua, Đại sứ quán Việt Nam cũng như thương vụ Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất đã nhiều lần gặp đại diện ngân hàng Ajman để trao đổi về vụ việc, nhưng câu trả lời của phía ngân hàng này cho tới nay vẫn là họ cần thời gian để điều tra.

Cảnh báo lừa đảo trong thương mại quốc tế

Theo điều tra, các vụ việc lừa đảo thời gian qua tại Dubai có thể xảy ra ở mọi mặt hàng, từ thiết bị điện tử, vật liệu xây dựng, hàng gia dụng... Tuy nhiên xuất khẩu nông sản hay là nạn nhân, bởi sau khi lấy được hàng, các đối tượng lừa đảo phải lập tức tẩu tán, bán lại cho bên thứ 3. Hàng nông sản dễ chia nhỏ để bán và khó truy xuất nguồn gốc, nên luôn được các đối tượng lừa đảo ưa thích.

Để tránh được tối đa những vụ việc lừa đảo, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ để chắc chắn rằng mình đang làm ăn với đối tác uy tín. Khi kiểm tra các giấy tờ của đối tác, các doanh nghiệp cũng phải lưu ý xem công ty đã thành lập được bao nhiêu năm, nếu công ty chỉ mới lập được một vài tháng thì không loại trừ công ty ấy chỉ được lập ra để lừa đảo. Tuy nhiên như vậy vẫn chưa đủ, đặc biệt với các hợp đồng lớn, bởi đã từng có một số trường hợp, đối tượng tìm mua được cả những công ty đã hoạt động lâu năm tại Dubai, để thực hiện lừa đảo. Với các hợp đồng lớn, các doanh nghiệp cần kiểm tra qua cả các kênh khác, cũng như cần bảo lãnh thanh toán từ ngân hàng. Việt Nam có cơ quan thương vụ tại Dubai. Phòng Thương mại Công nghiệp Dubai cũng vừa mới lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể xin tư vấn.

Cảnh báo 2 trường hợp lừa đảo phổ biến tại UAECảnh báo 2 trường hợp lừa đảo phổ biến tại UAE

VTV.vn - Theo Bộ Công Thương, hiện tình trạng lừa đảo tại thị trường khu vực Trung Đông đã xuất hiện nhiều hơn trước.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.10005852120803202-couc-oav-eau-iat-man-teiv-uv-gnouht-oad-aul-ib-ihgn-nas-gnon-gnah-ol-5/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“5 lô hàng nông sản nghi bị lừa đảo: Thương vụ Việt Nam tại UAE vào cuộc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools