vĐồng tin tức tài chính 365

Nắn gân nhau ở bán đảo Triều Tiên

2023-08-05 09:56
Một tên lửa trong lễ duyệt binh của Triều Tiên vào hôm 27-7

Một tên lửa trong lễ duyệt binh của Triều Tiên vào hôm 27-7

Lần đầu tiên sau sáu năm, Chính phủ Hàn Quốc sẽ tổ chức diễn tập phòng thủ dân sự quy mô toàn quốc vào ngày 23-8 tới. Phần lớn trong tổng số 51 triệu dân Hàn Quốc sẽ được yêu cầu tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn hoặc ở yên trong các cơ sở hạ tầng dưới lòng đất trong vòng 20 phút. 

Cuộc diễn tập phản ánh cách tiếp cận và nhìn nhận vấn đề của chính phủ mới ở Hàn Quốc đối với nước láng giềng phía bắc.

Tín hiệu từ Bình Nhưỡng

Ngày 27-7 vừa qua, để kỷ niệm 70 năm ngày ký hiệp định đình chiến giữa hai miền bán đảo Triều Tiên, một cuộc duyệt binh quy mô lớn đã diễn ra tại Bình Nhưỡng. Những màn duyệt binh vốn là điều không quá hiếm ở Triều Tiên. Song sự kiện lần này có sự khác biệt lớn đến từ những chi tiết nhỏ trên khán đài.

Đó là sự xuất hiện của hai phái đoàn cấp cao từ Trung Quốc và Nga, do Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Lý Hồng Trung dẫn đầu. 

Trong các bức ảnh được truyền thông Nhà nước Triều Tiên công bố, ông Shoigu đứng bên phải nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong khi ông Lý đứng bên trái. Ông Kim và ông Shoigu chào kiểu nhà binh khi đoàn các quân chủng và vũ khí Triều Tiên tiến qua lễ đài.

Cuộc duyệt binh cũng đánh dấu sự xuất hiện của các loại vũ khí mới mà Triều Tiên phát triển. Một số loại trong này có thiết bị không người lái dưới nước có khả năng tấn công hạt nhân, đã khiến không ít người Hàn Quốc ngạc nhiên.

Là một phần trong chuyến thăm, ông Shoigu và ông Lý đã lần lượt có cuộc gặp với giới chức Triều Tiên. Ông Kim cũng đã đích thân đưa bộ trưởng quốc phòng Nga đi tham quan một cuộc triển lãm lớn về vũ khí của Triều Tiên ở Bình Nhưỡng. Các máy bay không người lái giám sát và chiến đấu mới cũng như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đã được trưng bày tại đây. 

Theo Nhà Trắng, Nga đang tìm cách tăng cường quan hệ quốc phòng với Triều Tiên để đảm bảo nguồn cung vũ khí cho "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine. Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia John Kirby khẳng định Mỹ có thông tin cho thấy ông Shoigu đã bàn chuyện này khi đến Triều Tiên.

Nhưng tiềm lực quân sự không phải là điều duy nhất Bình Nhưỡng muốn thể hiện. Sự hiện diện của hai phái đoàn Nga và Trung Quốc còn nhằm chuyển tải Triều Tiên vẫn có những người bạn, đồng minh thân thiết trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ và phương Tây gia tăng. Vị trí đứng của ông Shoigu và ông Lý trong cuộc duyệt binh đã cho thấy rõ điều đó.

Tàu ngầm USS Kentucky Mỹ tại một cảng ở Hàn Quốc vào ngày 19-7 - Ảnh: Reuters

Tàu ngầm USS Kentucky Mỹ tại một cảng ở Hàn Quốc vào ngày 19-7 - Ảnh: Reuters

Động thái của Mỹ và đồng minh

Trước cuộc duyệt binh ngày 27-7, theo thỏa thuận giữa Mỹ và Hàn Quốc, một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có khả năng mang tên lửa đạn đạo là USS Kentucky đã cập cảng Busan của Hàn Quốc ngày 18-7. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1981 một tàu ngầm hạt nhân Mỹ có khả năng mang tên lửa đạn đạo đến Hàn Quốc.

Chỉ trong một tuần sau đó, Mỹ đưa tiếp tàu ngầm hạt nhân khác là USS Annapolis đến nước này. Những tàu ngầm này sẽ không đồn trú tại Hàn Quốc, nhưng việc liên tục đến bán đảo Triều Tiên và tính thời điểm là một thông điệp đến Bình Nhưỡng, theo giới quan sát. 

Triều Tiên trước đó đã phóng loạt tên lửa, với lý do đáp trả lại các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn và việc Mỹ đưa tàu ngầm đến Hàn Quốc.

Trong một bài phỏng vấn đăng trên Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), giáo sư về chính trị Andrew Yeo còn lưu ý đến cuộc họp của Nhóm tham vấn hạt nhân Mỹ - Hàn Quốc (NCG). 

Trong Tuyên bố Washington đạt được hồi tháng 4-2023 nhân chuyến thăm của Tổng thống Yoon Suk Yeol, Mỹ và Hàn Quốc đã nhất trí thiết lập NCG. Cuộc họp đầu tiên diễn ra ngày 18-7 vừa qua tại Hàn Quốc, theo ông Yeo, ngoài gửi thông điệp đến Triều Tiên về quyết tâm chính trị của liên minh Mỹ - Hàn còn nhằm trấn an người dân Hàn Quốc.

Ở khía cạnh Chính phủ Hàn Quốc, theo ông Yeo, trấn an người dân là rất quan trọng. Cuộc họp của NCG nhằm chứng minh quan điểm "nói là làm" của Tổng thống Yoon. Quan trọng hơn, giáo sư Yeo cho rằng Seoul muốn chứng tỏ với dân chúng rằng các vấn đề liên quan đến hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên sẽ được công khai với cử tri và chính phủ của ông sẽ đảm bảo mọi khả năng phòng thủ, bảo vệ đất nước trước Triều Tiên.

Mỹ - Nhật - Hàn tăng phối hợp

Nếu không có gì thay đổi, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ nhóm họp cùng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tại Trại David (Mỹ) vào ngày 18-8. Trong cuộc họp báo ngày 4-8, ông Kishida nói cuộc gặp sẽ thảo luận về cách tăng cường phối hợp giữa ba nước để đáp trả lại các động thái của Triều Tiên.

Ông Kishida không nói rõ nội dung thảo luận, song cuộc tập trận chung về phòng thủ tên lửa giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc vào giữa tháng 7 vừa qua là một chỉ dấu cho thấy hướng hợp tác sắp tới.

Triều Tiên chỉ trích Mỹ viện trợ vũ khí cho Đài LoanTriều Tiên chỉ trích Mỹ viện trợ vũ khí cho Đài Loan

Triều Tiên chỉ trích gói viện trợ vũ khí của Mỹ cho Đài Loan, cáo buộc Mỹ đẩy căng thẳng trong khu vực đến "điểm châm ngòi chiến tranh khác".

Xem thêm: mth.77230157050803202-neit-ueirt-oad-nab-o-uahn-nag-nan/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nắn gân nhau ở bán đảo Triều Tiên”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools