vĐồng tin tức tài chính 365

Người yêu cũ đến đập phá, hủy hoại tài sản, xử lý sao?

2023-08-05 14:48

- Luật sư TRẦN THỊ HẬU - Đoàn luật sư TP Đà Nẵng - trả lời:

Luật sư Trần Thị Hậu

Luật sư Trần Thị Hậu

Đập phá, hủy hoại tài sản, đồ đạc của người khác là một trong các hành vi pháp luật nghiêm cấm và tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi và hậu quả xảy ra, người có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về chế tài xử phạt hành chính: Theo quy định tại điểm a, khoản 2, điều 15 nghị định144/2021/NĐ-CP, nếu có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân sẽ bị xử phạt hành chính từ 3-5 triệu đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu.

Về chế tài xử lý hình sự: Tại điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Theo đó, người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp:

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều này mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là di vật, cổ vật thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này.

Tùy tính chất hành vi, mức độ thiệt hại mà người phạm phải tội này có thể bị phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm.

Ngoài ra người có hành vi phá hoại, hủy hoại tài sản của người khác còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm với các thiệt hại về tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại; thiệt hại khác do luật quy định.

Như vậy, trong trường hợp này, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể gửi đơn trình báo sự việc đến cơ quan điều tra nơi xảy ra sự việc để được hướng dẫn giải quyết.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.

Thẩm phán có vẻ muốn dọa tôi trong vụ kiện ly hôn với chồng, phải làm sao?Thẩm phán có vẻ muốn dọa tôi trong vụ kiện ly hôn với chồng, phải làm sao?

Việc thẩm phán liên tục gọi điện thoại yêu cầu đương sự tới lấy hồ sơ hoặc nói những câu khó nghe, có đúng pháp luật không?

Xem thêm: mth.85594006152503202-oas-yl-ux-nas-iat-iaoh-yuh-ahp-pad-ned-uc-uey-iougn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người yêu cũ đến đập phá, hủy hoại tài sản, xử lý sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools