Mô tả sơ lược về công việc và yêu cầu của System Administrator - Ảnh: Internet.
System Admin là ai?
Bạn đang đặt ra câu hỏi "System Admin là gì?" thì đáp án chính là: System Admin hay System Administrator dịch ra tiếng Việt là quản trị viên hệ thống. Thuật ngữ này dùng để chỉ những người phụ trách việc bảo trì, vận hành hệ thống máy chủ tại các doanh nghiệp. Các yếu tố mà System Admin cần quan tâm như hệ điều hành, PC, phần mềm, email, web-servers, Internet,...
Khái quát về nghề System Admin - Ảnh: Internet.
Mô tả công việc System Admin
Đảm bảo các thành phần trong hệ thống vận hành trơn tru, hiệu quả
System Admin là người sẽ chịu trách nhiệm về việc duy trì các hoạt động của hệ thống máy tính trong công ty. Đặc biệt là vấn đề bảo mật và khả năng vận hành của máy chủ. Quản trị viên hệ thống cần phải giám sát hoạt động của các thành phần trong hệ thống được liên kết chặt chẽ với nhau, tạo ra hiệu quả trong công việc.
Các quản trị viên hệ thống cần phải thường xuyên kiểm tra, bảo trì các thiết bị trong hệ thống, không để đến lúc xảy ra hỏng hóc mới sửa chữa. Điều này sẽ giúp hệ thống máy tính hoạt động trơn tru, không bị gián đoạn ảnh hưởng đến công việc.
Đảm bảo an ninh mạng, hệ thống internet của doanh nghiệp
Đảm bảo an ninh mạng và khả năng hoạt động của hệ thống internet cũng là một công việc System Admin. Họ cần thực hiện các thao tác nghiệp vụ để bảo vệ dữ liệu của công ty luôn an toàn trước các cuộc tấn công qua internet.
Đồng thời, quản trị viên hệ thống cần phải xây dựng hàng rào bảo vệ và không ngừng nâng cấp nhằm để phòng các hacker đánh cắp thông tin. Ngoài ra, System Admin còn phụ trách vệ sửa chữa, nâng cấp phần mềm trên toàn hệ thống máy tính của công ty.
Đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru và an toàn cho các dữ liệu bên trong - Ảnh: Internet.
Hỗ trợ các vấn đề về kỹ thuật
Với thời buổi công nghệ phát triển thì đa phần các doanh nghiệp sẽ có hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Vì vậy, việc mở một phòng kỹ thuật là vô cùng cần thiết để hỗ trợ các hoạt động trên sàn giao dịch diễn ra suôn sẻ. System Admin cũng được xem là một phần của phòng kỹ thuật. Do đó, đôi khi họ sẽ phải hỗ trợ xử lý các vấn đề liên quan đến cả phần cứng lẫn phần mềm của máy tính.
Khắc phục, sửa chữa lỗi hệ thống
Một việc thường xuyên phải làm của System Admin đó là khắc phục các lỗi của hệ thống trong quá trình hoạt động. Việc sửa chữa này bao gồm phần cứng và phần mềm của máy tính. Nhưng nếu chỉ tiến hành xử lý khi có sự cố xảy ra thì sẽ làm giảm hiệu suất công việc của các phòng ban trong công ty. Vì vậy, các kỹ thuật viên cần phải biết cách nâng cấp những thành phần của hệ theo sự phát triển của công nghệ.
Người làm việc ở vị trí System Admin cần phải biết cách xử lý sự cố rò rỉ dữ liệu, phần mềm chạy chậm, máy tính hoạt kém hiệu quả,...để đảm bảo hiệu suất làm việc. Trong một doanh nghiệp nếu có hệ thống máy tính lỗi thời thì sẽ ảnh hưởng đến nhịp độ công việc của rất nhiều phòng ban.
Nghiên cứu, đề xuất phương án phát triển các hệ thống mạng
System Admin ngoài việc sửa chữa và nâng cấp hệ thống thì còn phụ trách việc phát triển chương trình và đề ra phương án sử dụng hệ thống hiệu quả hơn. Để cho ra một chương trình hoạt động mới cho hệ thống thì cần nhiều thời gian, nhân lực và chi phí. Người quản trị hệ thống cần phải lập kế hoạch để tiến hành đề xuất với cấp trên để thông qua dự án phát triển chương trình. Trong quá trình thực hiện thì cần phải lập báo cáo để ban quản lý nắm được tiến độ của dự án.
Việc xây dựng một hệ thống hay phát triển một chương trình làm việc đòi hỏi nhiều kỹ năng nên đây không phải là công việc dành System Admin còn non trẻ. Thường người phụ trách hạng mục này là người có kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cao.
Các kỹ thuật viên hệ thống cần nghiên cứu, đề xuất phương án phát triển - Ảnh: Internet.
Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng đối với System Administrator
Quản trị hệ thống là một vị trí vô cùng quan trọng đối với một công ty. Vì vậy, yêu cầu khi tuyển dụng System Admin của các công ty cùng rất nhiều. Để gia nhập một công ty với vai trò là một System Administrator thì các ứng viên cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:
● Yêu cầu về kiến thức chuyên môn: Là cử nhân chuyên ngành như khoa học máy tính, CNTT, hệ thống thông tin, mạng máy tính và các ngành tương tự. Đồng thời, ứng viên cần có các chứng chỉ như Microsoft MCSE, Cisco, LPI,... với thời gian nhận chứng chỉ gần nhất.
● Yêu cầu về kỹ năng: Ngoài kiến thức chuyên ngành thì kỹ năng phân tích, lập kế hoạch, xử lý tình huống, làm việc nhóm, giao tiếp,...cũng rất quan trọng. Đây đều là những kỹ năng được sử dụng thường xuyên trong quá trình làm việc. Do đó, khi đã xác định trở thành quản trị viên hệ thống thì bạn cần trang bị những kỹ năng này nhằm đảm bảo các công việc diễn ra thuận lợi.
● Yêu cầu về kinh nghiệm: Để có thể hoạt động động lập thì các System Admin cần phải tích lũy vài năm kinh nghiệm trong mảng CNTT và quản trị mạng. Nếu bạn là một sinh viên chuẩn bị ra trường thì hãy nhanh chóng tìm kiếm một nơi thực tập hoặc nhận đào tạo người mới để rèn luyện kỹ năng thành thạo.
● Yêu cầu về mặt phẩm chất: Để trở thành một nhân viên quản trị hệ thống thì bạn cần phải có tính nhẫn nại cao để đương đầu với một lượng công việc lớn. Trách nhiệm cũng là một đức tính cần thiết đối với ngành này, khi đã nhận việc thì phải hoàn thành với hiệu quả tốt nhất, không bỏ dở. Công việc của System Admin cũng cần sự sáng tạo để cho ra những chương trình vận hành tối ưu. Đây là một số yêu cầu về mặt phẩm chất, các ứng viên cần đánh giá đúng để xem bản thân có phù hợp với công việc này không.
4 yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với nhân sự quản trị hệ thống - Ảnh: Internet.
Cơ hội việc làm và mức lương của System Admin có cao không?
Thời đại 4.0 nên việc ứng dụng công nghệ vào các hoạt động của doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Các doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn thì điều có một hệ thống máy tính để phục vụ công việc. Từ đó, nguồn nhân lực lĩnh vực công nghệ thông tin và quản trị hệ thống luôn ở tình trạng khan hiếm. Chỉ cần bạn trang bị tốt các kiến thức, kỹ năng cần thiết thì không cần phải lo lắng không tìm được việc làm.
Với tính chất công việc phức tạp, yêu cầu kỹ năng cao và sự phát triển vượt bậc trong tương lai thì mức lương của System Admin cũng vô cùng tương xứng. Theo thống kê của VietnamSalary.vn thì mức lương trung bình của System Admin là 16,5 triệu/tháng. Đối với nhân sự đã có kinh nghiệm, kỹ năng hoàn thiện thì mức lương có thể lên đến 30 triệu/tháng. Trong thực tế, thu nhập của một kỹ thuật viên hệ thống sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như quy mô công ty, năng lực chuyên môn, hiệu suất công việc,...
Mức lương của System Admin tại VietnamSalary.vn - Ảnh: Internet.
Bên cạnh đó, khi công tác tại doanh nghiệp thì các System Admin sẽ hưởng đầy đủ các chế độ, môi trường làm việc văn minh và chuyên nghiệp. Hỗ trợ tốt cho sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Tìm việc làm System Admin ở đâu?
Bạn cần tìm việc làm System Admin nhưng khi tìm trên internet thì có quá nhiều thông tin tuyển dụng gây hoang mang. Để tìm được nhưng tin tuyển dụng uy tín, chất lượng thì bạn có thể truy cập vào careerbuilder.vn. Đây là trang đăng tin tuyển dụng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để tiếp cận những ứng viên tiềm năng.
Các bạn ứng viên có thể tìm kiếm công việc phù hợp dựa vào mô tả công việc, mức lương, vị trí công ty,...được cập nhật chính xác tại CareerBuilder. Nếu bạn vẫn chưa có một chiếc CV phù hợp thì có thể tham khảo nhiều mẫu CV của ngành tại CVhay.vn. Chỉ với vài phút chỉnh sửa là bạn đã có ngay một CV "xịn" để gửi cho nhà tuyển dụng.
Tìm việc làm System Admin tại CareerBuilder - Ảnh: Internet.
Bài viết trên đây bao gồm mô tả công việc và những yêu cầu đối với vị trí System Admin trong một doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài sẽ giúp các bạn ứng viên đánh giá đúng về nghề nghiệp và đưa ra lựa chọn phù hợp. Khi cảm thấy đây là một công việc phù hợp thì bạn còn chần chừ gì nữa mà không ứng tuyển ngay tại CareerBuilder.vn
Tại sao có những CV nhà tuyển dụng chỉ lướt qua vài chục giây là bỏ qua, và có những CV khiến người ta phải đọc đi đọc lại vì quan tâm? Hãy ‘chuẩn chỉ’ ngay từ tâm thế khi viết CV để trở thành ứng viên sáng giá.