vĐồng tin tức tài chính 365

Nhật Bản đắt đỏ nhất châu Á, thứ 2 thế giới với người lao động nước ngoài

2023-08-07 11:59

Theo khảo sát "MyExpatriate Market Pay" của công ty dữ liệu ECA International, công ty tuyển dụng sẽ phải bỏ ra số tiền 370.183 USD /năm cho một nhân viên sống làm và việc tại Nhật Bản. Đây là con số cao nhất tại châu Á.

Tuy nhiên, con số này thấp hơn 12% so với năm ngoái, do đồng yên Nhật suy yếu, giảm 9% trong năm nay. Chính vì thế khi tính bằng USD, chi phí lương, phúc lợi và thuế "tất cả đều giảm hai con số", báo cáo cho biết.

Trên toàn cầu, Nhật Bản xếp thứ hai trong khi Vương quốc Anh vẫn giữ vị trí dẫn đầu là địa điểm đắt đỏ nhất thế giới khi người nước ngoài tới sống và làm việc.

Tại châu Á, đứng sau Nhật Bản là Ấn Độ với mức chi phí 354,028 USD. Các công ty cũng phải bỏ trung bình khoảng 313,011 USD khi gửi nhân viên tới Trung Quốc – quốc gia xếp vị trí thứ 3. Tại Hàn Quốc, con số này là 275,727 USD.

Với mức phí trung bình là 258.762 USD, Singapore đã tăng sáu bậc lên vị trí thứ 16 về chi phí thuê lao động nước ngoài đắt đỏ nhất trên toàn cầu, đồng thời xếp thứ 7 ở châu Á.

Nghiên cứu của ECA International  có tính đến tiền lương bằng tiền mặt, chỗ ở, các tiện ích và thuế — được thực hiện để hỗ trợ các công ty khi đánh giá về chi phí phải bỏ ra giữa các thị trường khác nhau.

Hơn 340 công ty và hơn 10.000 người được ủy quyền đã tham gia cuộc khảo sát.

Nhật Bản đắt đỏ nhất châu Á, thứ 2 thế giới với người lao động nước ngoài - Ảnh 1.

Singapore đã tăng sáu bậc lên vị trí thứ 16 về chi phí thuê lao động nước ngoài đắt đỏ nhất trên toàn cầu, đồng thời xếp thứ 7 ở châu Á.

Người nước ngoài ở châu Á nhận mức lương cao hơn

Theo ECA International, mức lương cho người nước ngoài đã tăng trung bình 7% trên khắp châu Á từ năm 2021 đến năm 2022 khi tính bằng nội tệ.

Chỉ những người nước ngoài làm việc ở Lào, Trung Quốc nhận được mức lương và các gói phúc lợi thấp hơn vào năm 2022 khi tính bằng nội tệ.

Ông Lee Quane, giám đốc khu vực châu Á của ECA International, giải thích rằng việc tăng lương tính theo đồng nội tệ có thể là do lạm phát.

 "Một số công ty cung cấp một khoản trợ cấp chi phí sinh hoạt để đảm bảo rằng sức mua ở quê nhà của người nước ngoài có thể được bảo vệ khi làm việc ở nước ngoài. Vào năm 2022, một số quốc gia trong khu vực châu Á đã trải qua tỷ lệ lạm phát tương đối cao, buộc các công ty phải tăng các khoản trợ cấp này", ông Lee Quane nói.

Báo cáo cho biết các quốc gia như Singapore chứng kiến chi phí sinh hoạt tăng cao khiến các gói phúc lợi và tiền lương của người nước ngoài tăng 4% so với năm 2021.

"Tiền thuê nhà của người nước ngoài ở Singapore thể hiện qua mức tăng 9% trong chi phí phúc lợi dành cho nhân viên người nước ngoài khi tính bằng USD", ông Lee Quane nói thêm.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.99445311170803202-iaogn-coun-gnod-oal-iougn-iov-ioig-eht-2-uht-a-uahc-tahn-od-tad-nab-tahn/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhật Bản đắt đỏ nhất châu Á, thứ 2 thế giới với người lao động nước ngoài”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools