Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 24/CT-TTg về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay.
Trong đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam phải tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng của các bộ, ngành, địa phương, một mặt đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và hiệu quả trong điều hành xuất khẩu gạo, một mặt hướng dẫn hội viên hiệp hội mua thóc, gạo hàng hóa, duy trì mức dự trữ lưu thông bắt buộc, bình ổn thị trường theo các quy định của pháp luật.
Ngay trong sáng nay (7/8), phóng viên VTV đã có cuộc trao đổi nhanh với đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
PV: Trước chỉ thị của Thủ tướng về đảm bảo an ninh lương thực và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã có những kế hoạch như thế nào?
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam: Công điện của Thủ tướng rất phù hợp với tình hình thực tế chung hiện nay, do vấn đề thiếu lương thực trên toàn cầu, làm giá gạo Việt Nam tăng nhanh. Hiệp hội đã có văn bản gửi đến các doanh nghiệp về việc tăng cường dự trữ lương thực và hạn chế bán ra. Hy vọng tình hình chung sẽ ổn định hơn.
Thu hoạch lúa ở huyện Thọai Sơn, tỉnh An Giang. (Ảnh: TTXVN)
PV: Hiện nay đang vào thời điểm thu hoạch vụ Hè Thu, công tác thu mua lúa của nông dân đang được các doanh nghiệp thực hiện như thế nào?
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam: Bình thường như các năm, đây là thời điểm chúng ta mua được nhiều nhất. Tuy nhiên do biến động thị trường, người nông dân hy vọng giá tăng trong thời gian tới nên hạn chế bán ra, các nhà cung ứng hạn chế bán ra nên lượng thu mua thực tế của doanh nghiệp thấp hơn cùng kỳ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đầu ra đang gặp khó khăn do giá nội đang cao hơn giá ngoại nên lượng mua vào vẫn ổn định.
PV: Trong tình hình hiện nay, hiệp hội làm thế nào để đảm bảo cân đối phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu?
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam: Nhu cầu trong nước chiếm 70% nên ưu tiên cho nhu cầu trong nước là rất quan trọng. Tồn trữ vụ Đông Xuân còn khá dồi dào. Mặc dù giá ngoài nước tăng, nhưng giá trong nước chưa tăng, nên cũng có lợi thế. Thứ hai hàng tồn kho trong các doanh nghiệp là khá lớn do đầu ra khách ngoại khó khăn. Nếu thời gian tới, mọi việc có thay đổi thì tình hình trong nước vẫn ổn định.
PV: Xin cảm ơn ông!
VTV.vn - Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tuần này đã lên mức 598 USD/tấn. Việc giá gạo thế giới đã lên mức cao nhất trong vòng 11 năm, giúp giá gạo của Việt Nam cũng tăng theo.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.20975154170803202-oad-iod-coun-gnort-peihgn-hnaod-o-coht-ohk-not-gnoul/et-hnik/nv.vtv