vĐồng tin tức tài chính 365

Lũ tràn về, tan hoang làng xã

2023-08-08 09:56
Đất đá lấp kín các con đường ở xã Hồ Bốn (huyện Mù Cang Chải, Yên Bái) - Ảnh: CHÍ TUỆ

Đất đá lấp kín các con đường ở xã Hồ Bốn (huyện Mù Cang Chải, Yên Bái) - Ảnh: CHÍ TUỆ

Người dân, chính quyền và thầy cô đang chạy đua dọn dẹp nhà cửa, trường lớp để sớm ổn định cuộc sống, đảm bảo học sinh tựu trường đúng kế hoạch.

Bản làng tan hoang sau cơn lũ

Ngày 7-8, phóng viên Tuổi Trẻ cùng đoàn công tác của huyện Mù Cang Chải tiếp cận xã Hồ Bốn - nơi đang bị cô lập do mưa từ tối 5-8.

Quốc lộ 32 đoạn qua xã Hồ Bốn vẫn ngổn ngang bùn đất với hàng chục điểm sạt lở, một số đoạn đường bị lũ cuốn bay. Sau gần 3 giờ băng qua các vũng bùn lầy, đoàn mới vào tới trung tâm xã Hồ Bốn.

Ngay đoạn có trạm y tế xã, chúng tôi thấy hơn chục hộ dân bị lũ cuốn bay nhà cửa, trạm y tế cũng bị cuốn trôi một phần. Càng vào gần trung tâm xã, đất đá và cây cối tràn ngập khắp nơi từ nhà dân đến UBND xã Hồ Bốn, Trường tiểu học và THCS xã Hồ Bốn.

Trong khung cảnh hoang tàn, chị Giàng Thị Khua (trú bản Trống Là) ngậm ngùi kể lại: "Cả nhà mình như bị san phẳng, tất cả chỉ trong 5 phút. Trên nền nhà giờ chỉ còn đất đá đè lên nhau. Trước đó, nhà mình đã quan sát mưa to để sẵn sàng di chuyển. Nghe tiếng động lớn, chưa kịp nấu cơm, cả nhà chạy ngay".

Tuy ngôi nhà bị lũ cướp đi, chị Khua vẫn cảm thấy may mắn vì anh em xóm giềng bình an trong cơn thiên tai. "Lũ về tôi cũng chỉ cầm theo chiếc ví có 2,5 triệu đồng và giấy tờ cá nhân của tôi. Còn gia đình không mang theo được thứ gì. Cụ ông hàng xóm khi lũ về con dâu đã cố gắng dìu nhưng do lũ lên quá nhanh với sức khỏe yếu nên ông đã bị lũ cuốn mất tích" - chị Khua kể.

Cũng theo chị Khua, trong bản có cô Lý Thị Ca bị lũ cuốn nhưng may mắn ôm được một cột điện. Khi đó một mái tôn to vô tình lật ngay trước mặt chị Ca cản nước, kéo dài thời gian để mọi người kéo chị lên bờ an toàn.

Còn bà Nguyễn Thị Tỉnh, cùng bản với chị Khua, vẫn chưa hết bàng hoàng vì cơn lũ vừa qua. "Mình nghe mọi người hô hào chạy thì chạy, ngã cả xuống cống, mọi người phải lôi lên. Khi ấy, lũ đã ngập ngang người. Nhanh lắm, lũ dâng lên chỉ tính theo giây. Đến gần 1h đêm, tôi mới đến nhà người dân gần đó", bà Tỉnh chia sẻ.

Là 1 trong 15 hộ bị cơn lũ cuốn trôi tài sản, giờ bà Tỉnh chỉ biết ngậm ngùi kiểm đếm những gì đã mất, nào là gạo, nào là đàn heo lớn sắp xuất chuồng. "Tất cả nhà cửa, đồ đạc đều đi theo dòng lũ. Chưa bao giờ lũ to như vậy. Năm 2017, lũ xuống trung tâm thị trấn Mù Cang Chải nhưng cũng không khủng khiếp thế này", bà nói.

Trạm y tế xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải, trơ trọi sau trận lũ - Ảnh: CHÍ TUỆ

Trạm y tế xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải, trơ trọi sau trận lũ - Ảnh: CHÍ TUỆ

Chạy đua dọn dẹp để các em kịp tựu trường

Cách UBND xã Hồ Bốn chừng 200m, Trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Hồ Bốn cũng bị thiệt hại nặng nề. Khuôn viên trường tràn ngập bùn đất, toàn bộ phòng học và nhà ăn ở tầng 1 đều bị thiệt hại.

Thầy hiệu trưởng Nguyễn Xuân Trường cho hay lũ khiến tường rào, bàn ghế, các phòng máy tính, phòng hồ sơ đều bị hư hỏng, ngập nước. "Hai phòng học đang sửa chữa, vật liệu tập kết cũng bị cuốn trôi hoàn toàn" - thầy Trường thông tin.

Thầy Trường cho biết có bốn thầy cô giáo của trường cũng bị lũ cuốn mất hoàn toàn nhà cửa, phải đi ở nhà hàng xóm. Nhiều giáo viên khác phải vất vả dọn dẹp đất đá giữa nhà, cứu vớt đồ đạc bị ngập trong nước.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Trọng Khang - chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải - cho biết có 20 nhà sập đổ và bị chôn hoàn toàn, 100 nhà bị ảnh hưởng sập mức độ nhẹ. Trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS Hồ Bốn bị vùi lấp bởi khối lượng đất đá lớn.

Các trang thiết bị như máy tính, bàn ghế, đồ dùng học tập và gạo chuẩn bị cho năm học mới của các em học sinh bị ngấm nước. Do sắp tới năm học mới, lãnh đạo huyện Mù Cang Chải chỉ đạo lực lượng chức năng và bà con huy động máy móc, con người để xử lý bùn đất tại trường, đồng thời rà soát trang thiết bị để đề xuất phương án xử lý.

Ngoài ra, ông Khang cho biết huyện ưu tiên bố trí tái định cư cho các hộ bị sập nhà hoàn toàn và hỗ trợ ban đầu. Với trường hợp hai cháu nhỏ thiệt mạng do ảnh hưởng của sạt lở đá, huyện đã hỗ trợ 18 triệu đồng/trường hợp và động viên gia đình.

Một đoạn quốc lộ 32 qua huyện Mù Cang Chải bị lũ “nuốt chửng” - Ảnh: HÀ QUÂN

Một đoạn quốc lộ 32 qua huyện Mù Cang Chải bị lũ “nuốt chửng” - Ảnh: HÀ QUÂN

Cảnh giác hơn với sự cố, thiên tai

Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Lưu Quang tại Hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn những tháng đầu năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm đến cuối năm của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn vào ngày 7-8.

Phó thủ tướng đề nghị các bộ, ngành là thành viên của ủy ban, trong chức trách, nhiệm vụ được giao, tiến hành rà soát các tiểu đề án đang triển khai, phương án và kịch bản sẵn có để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình mới. Công tác dự báo phải kịp thời và chuẩn xác hơn, có sự kết nối, hợp tác với các đài thủy văn trong khu vực.

Dự báo từ nay đến cuối năm có khả năng xuất hiện khoảng 8 - 10 cơn bão/áp thấp nhiệt đới. Trong đó có khoảng 4-5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam, chủ yếu tại Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (từ nửa cuối tháng 8 đến tháng 9) và từ Trung Trung Bộ đến các tỉnh phía Nam (từ tháng 10 đến tháng 12)…

Trường học ngổn ngang, ngập bùn đất sau lũ quétTrường học ngổn ngang, ngập bùn đất sau lũ quét

Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Hồ Bốn (Yên Bái) ngập tràn bùn đất, nhiều phòng học bị vùi lấp sau trận lũ quét tối 5-8.

Xem thêm: mth.14353258080803202-ax-gnal-gnaoh-nat-ev-nart-ul/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lũ tràn về, tan hoang làng xã”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools