vĐồng tin tức tài chính 365

Cần kéo dài thời gian thực hiện chính sách miễn, giảm thuế VAT 

2023-08-09 03:54

Kinh tế dù đã có chuyển biến, nhưng còn khó

Về tình hình kinh tế vĩ mô trong thời gian tới, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chia sẻ tại Diễn đàn cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam 2023 rằng, kinh tế thế giới còn rất nhiều khó khăn nhưng đã có một số chuyển biến.

Các tổ chức quốc tế đã có sự điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay, trong đó IMF đã đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 và 2024 là khoảng 3%.

Tuy nhiên, ông Dương cho rằng, bối cảnh kinh tế hiện nay có cả nguy và cơ cho những ai biết nắm bắt. Đồng thời, xu hướng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát vẫn hiện hữu, song không còn là chủ đạo. Mặc dù FED vẫn giữ thông điệp về khả năng tăng lãi suất nhưng đã có sự đảo chiều ở một số nước, thậm chí tại Việt Nam, trong nửa đầu năm Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành.

Mặt bằng lãi suất dù hạ song tín dụng vẫn tăng trưởng vẫn chậm. Theo ông Dương, xét tương quan giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP cho thấy sự đồng điệu, khi tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm thì tăng trưởng GDP cũng giảm.

Kinh tế vĩ mô - Cần kéo dài thời gian thực hiện chính sách miễn, giảm thuế VAT 

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

 

Trên cơ sở đó, tại báo cáo tháng 7/2023, CIEM đã dự báo ba kịch bản kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2023 dựa trên những số liệu thống kê mới nhất.

Cụ thể, theo ông Dương, kịch bản một được tính toán trên giả thiết các yếu tố kinh tế thế giới tiếp tục duy trì phù hợp với đánh giá của các tổ chức quốc tế, và Việt Nam duy trì nỗ lực chính sách tương tự như nửa cuối các năm 2021 - 2022.

Kịch bản hai giữ nguyên hầu hết các giả thiết trong kịch bản một liên quan đến yếu tố kinh tế thế giới, song có một số điều chỉnh về nới lỏng tiền tệ và tài khóa tích cực hơn ở Việt Nam.

Kịch bản ba có thể xảy ra với giả thiết bối cảnh kinh tế thế giới có một số chuyển biến tích cực hơn (tăng trưởng phục hồi, gián đoạn chuỗi cung ứng đã giảm, lạm phát ở Mỹ giảm, thời tiết thuận lợi hơn,…) và sự quyết liệt trong cải cách và điều hành ở Việt Nam, qua đó giúp đạt kết quả tối đa về giải ngân/hấp thụ đầu tư công và tín dụng, cải thiện môi trường kinh doanh và năng suất lao động giúp thúc đẩy hoạt động đầu tư (cả tư nhân trong nước và đầu tư nước ngoài) theo hướng hiệu quả hơn.

Cần kéo dài thời gian thực hiện chính sách miễn, giảm thuế VAT 

Bàn về các chính sách thúc đẩy kinh tế, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng,  “cải cách bên trong” mới là yếu tố quyết định để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân, doanh nghiệp. 

“Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam thì mỗi lúc khó khăn bên ngoài thì bên trong có động lực mạnh mẽ để thay đổi”, ông Cung phát biểu.

Nguyên Viện trưởng CIEM cũng thẳng thắn nêu quan điểm: “Chúng ta đang sử dụng quá ít chính sách tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp, thậm chí đang tăng chi phí cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tỉ lệ giải ngân các gói hỗ trợ doanh nghiệp thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế đạt rất thất”.

Trong bối cảnh hiện nay, cần tập trung thực hiện các chính sách tài khóa hơn là chính sách tiền tệ, thực hiện quyết liệt chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) cho doanh nghiệp, đồng thời kéo dài thời gian thực hiện chính sách giảm thuế VAT.

Kinh tế vĩ mô - Cần kéo dài thời gian thực hiện chính sách miễn, giảm thuế VAT  (Hình 2).

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

“Dự báo khó khăn còn kéo dài đến năm 2024, do đó, tôi mong Chính phủ duy trì việc giảm, miễn thuế VAT đến hết năm 2025 để kích cầu”, ông Cung cũng kỳ vọng, đây chưa phải là lúc bàn đến chuyện tăng thu cho ngân sách.

 

Vấn đề quan trọng hơn cả, theo vị chuyên gia này, đó là cải cách môi trường kinh doanh. Bởi lẽ, trong bối cảnh khó khăn, cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí tạo nên sự an toàn, ít rủi ro hơn trong hoạt động kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp.

Đưa ra dẫn chứng cụ thể, ông cho biết, các quy định về tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy “động chạm” đến tất cả các ngành trong nền kinh tế, làm tăng chi phí tuân thủ, dù Quốc hội và  Chính phủ đã lên tiếng nhưng không thay đổi. Thực trạng này đã gây bức xúc không chỉ cho doanh nghiệp trong nước mà cả doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

TS.Nguyễn Đình Cung cho rằng, dù các vấn đề chưa thể giải quyết nhanh chóng, nhưng có thể đưa ra lưạ chọn hai vấn đề để thực hiện ngay. Theo đó, ông đề xuất hai điểm nóng cần tháo gỡ, đó là hoàn thuế VAT và vấn đề phòng cháy chữa cháy.

Xem thêm: lmth.328026a-tav-euht-maig-neim-hcas-hnihc-neih-cuht-naig-ioht-iad-oek-nac/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cần kéo dài thời gian thực hiện chính sách miễn, giảm thuế VAT ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools