Giới phân tích nhận định, động thái này là một phần trong nỗ lực của New Delhi nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước.
Trong quý II vừa qua, nhập khẩu hàng điện tử, bao gồm laptop, máy tính cá nhân (PC), máy tính bảng của Ấn Độ đạt 19,7 tỷ USD, chiếm từ 7 - 10% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của toàn nền kinh tế.
Hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint ước tính, chỉ khoảng 30 - 35% laptop và 30% máy tính bảng tiêu thụ ở Ấn Độ trong nửa đầu năm 2023 được sản xuất trong nước. Đây được xem là tỷ lệ hàng điện tử sản xuất nội địa khá thấp.
"Điều rất quan trọng là các thiết bị điện tử dành cho người tiêu dùng phải an toàn. Tuy nhiên thực tế hiện có một lượng lớn đồ điện tử đang được nhập khẩu bất hợp pháp. Vì vậy bằng cách hạn chế giấy phép nhập khẩu, chính phủ đang muốn đảm bảo rằng các sản phẩm có sẵn từ các nguồn đáng tin cậy trên thị trường", ông Pankaj Mohindroo, Chủ tịch Hiệp hội Điện tử Ấn Độ, nhận định.
Ấn Độ hạn chế nhập khẩu máy tính xách tay (laptop), máy tính bảng, máy tính cá nhân (PC) và máy chủ. (Ảnh minh họa - Ảnh: businesstoday)
Cổ phiếu của Dixon Technologies, nhà sản xuất hàng điện tử của Ấn Độ, tăng giá hơn 5% sau lệnh hạn chế trên. Dell, Acer, Samsung, LG Electronics, Apple, Lenovo và HP là các nhà cung cấp laptop hàng đầu tại thị trường Ấn Độ hiện chưa có bình luận gì về quy định này. Một phần đáng kể sản phẩm của các công ty này nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc.
"Trong thời gian tới, dự báo thị trường sẽ khan hiếm nhiều mặt hàng. Khi đó các mặt hàng máy tính xách tay, máy tính bảng có thể giá sẽ tăng giá", anh Suhdir Sahu, chủ cửa hàng, cho biết.
Trong những năm gần đây, Ấn Độ nỗ lực khuyến khích sản xuất trong nước bằng cách các chính sách ưu đãi dành cho 24 lĩnh vực bao gồm cả điện tử. Chính phủ đã kéo dài thời hạn đăng ký chương trình ưu đãi sản xuất trị giá 2 tỷ USD để thu hút các khoản đầu tư lớn vào hoạt động sản xuất phần cứng công nghệ thông tin.
Chương trình ưu đãi trên là chìa khóa cho tham vọng để đưa Ấn Độ trở thành cường quốc trong chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu. Nước này đặt mục tiêu sản xuất hàng điện tử nội địa hàng năm trị giá 300 tỷ USD vào năm 2026.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã nhận được phản hồi từ một số doanh nghiệp Việt Nam về khó khăn trong giao dịch với đối tác Ấn Độ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.74333033280803202-gnab-hnit-yam-yat-hcax-hnit-yam-uahk-pahn-ehc-nah-od-na/et-hnik/nv.vtv