vĐồng tin tức tài chính 365

Bảo hiểm cũng 'rét' với bão tố, cháy rừng

2023-08-09 12:23
Lũ lụt ở Montréal, Canada vào cuối tháng 7-2023 - Ảnh: CTV News

Lũ lụt ở Montréal, Canada vào cuối tháng 7-2023 - Ảnh: CTV News

Theo số liệu mới nhất của Cơ quan Thống kê Canada, phí bảo hiểm nhà ở đã tăng 8,2% trong tháng 6-2023 trên toàn Canada so với cùng kỳ năm ngoái.

Tăng phí bảo hiểm ở Canada

Nếu tính theo vùng, phí bảo hiểm nhà đã tăng khoảng 10% tại các tỉnh bang Alberta, British Columbia, Saskatchewan và lên đến gần 12% ở Nova Scotia.

Ông Craig Stewart - phó chủ tịch Văn phòng Bảo hiểm Canada (tổ chức quy tụ phần lớn các công ty bảo hiểm thiệt hại) - giải thích trên báo La Presse phí bảo hiểm tăng một phần do lạm phát nhưng phần lớn do các công ty tái bảo hiểm toàn cầu thẩm định lại hồ sơ rủi ro ở Canada rồi tăng phí.

Trong năm qua, phí tái bảo hiểm đã tăng từ 25% lên 100%. Nguyên nhân do biến đổi khí hậu ở Canada đã tác động nhiều nhất đến các rủi ro bảo hiểm.

Năm ngoái, Văn phòng Bảo hiểm Canada ghi nhận chi phí bồi thường bảo hiểm tài sản cá nhân đã tăng bình quân đến hơn 7 tỉ USD/năm trong năm năm qua ở Canada, so với 5,8 tỉ USD của năm năm trước đó và 2 tỉ USD vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Riêng trong năm 2022, thời tiết đã gây ra khoảng 3,1 tỉ USD thiệt hại có bảo hiểm ở Canada.

Vào năm 2016, phần lớn yêu cầu giải quyết bồi thường bảo hiểm chỉ liên quan đến vụ cháy rừng tại Fort McMurray (tỉnh bang Alberta). Nhưng tới năm 2022, đơn yêu cầu bồi thường bao trùm toàn Canada với đủ nguyên nhân như dông bão ở Quebec và Ontario, bão Fiona ở các tỉnh ven Đại Tây Dương, lũ lụt ở Manitoba, hàng loạt bão lớn mùa đông và mùa hè ở Ontario, Quebec và British Columbia.

Ông Stewart lưu ý gần đây một số doanh nghiệp, nhất là các nhà điều hành du lịch và khách sạn ở phía tây Canada không thể gia hạn bảo hiểm vì rủi ro trong lĩnh vực của họ quá cao. Ông dự báo tình trạng này có nguy cơ lan ra lĩnh vực bảo hiểm tài sản cá nhân do biến đổi khí hậu đang khiến các rủi ro tăng nhanh chưa từng thấy. Thậm chí ông còn dự báo các công ty bảo hiểm lớn có khả năng sẽ rút chân khỏi Canada.

Ông Paul Kovacs - giám đốc Viện Giảm thiểu tổn thất thảm họa (Đại học Western ở Ontario) - tỏ ra lạc quan hơn. Ông nhận định dù phí bảo hiểm tăng, chi phí vẫn nằm trong vòng kiểm soát, nếu có biện pháp bảo vệ nhà cửa và cơ sở hạ tầng tốt hơn trước thời tiết cực đoan tại các khu vực có nguy cơ cao, thiệt hại sẽ không lớn.

Ông giải thích nếu đầu tư 1 đồng phòng ngừa thì có thể tiết kiệm từ 5-10 đồng cho chính phủ, các công ty bảo hiểm và các cá nhân nếu xảy ra thảm họa. Khổ nỗi không dễ thuyết phục chủ tài sản và chính phủ bỏ tiền ra. 

Theo ông, thời điểm tốt nhất để thuyết phục chuyện này là ngay sau khi xảy ra thảm họa lớn, vào lúc công việc tái thiết đang diễn ra. Trước hậu quả thảm họa nhãn tiền, mọi người thường sẵn sàng "móc hầu bao" để bảo vệ bản thân tốt hơn.

Cháy rừng ở California, Mỹ cuối tháng 7-2023 - Ảnh: AFP

Cháy rừng ở California, Mỹ cuối tháng 7-2023 - Ảnh: AFP

Các hiện tượng thời tiết cực đoan trong năm năm qua xảy ra nhanh ngoài sức tưởng tượng.
Ông Craig Stewart (phó chủ tịch Văn phòng Bảo hiểm Canada)

Phá sản và rút lui ở Mỹ

Tại Mỹ, Tập đoàn bảo hiểm Farmers Insurance thông báo từ tháng 7-2023 ngừng bán bảo hiểm nhà và ô tô tại bang Florida do bão tố gây thiệt hại ngày càng nhiều. State Farm - công ty bảo hiểm nhà lớn nhất bang California - cũng đã thông báo ngừng bán bảo hiểm nhà ở trên toàn bang từ tháng 6-2023 do khả năng xảy ra thảm họa (cháy rừng) tăng nhanh.

Báo New York Times nhận định các công ty bảo hiểm đã quá mệt mỏi vì mất tiền bồi thường nên đã áp dụng nhiều chiêu như tăng phí, hạn chế phạm vi bảo hiểm hoặc rút lui.

Tại khu vực phía đông bang Kentucky bị bão mùa hè hoành hành năm ngoái, phí bảo hiểm lũ lụt dự kiến tăng gấp 4 lần. Tại California, phí bảo hiểm tăng vọt sau khi xảy ra hàng loạt vụ cháy rừng tàn khốc năm 2017. Một số chủ nhà ngậm ngùi than vãn vì các công ty không bán bảo hiểm cho nhà cửa ở khu vực dễ cháy.

Tại Florida, các chủ nhà rất khó mua bảo hiểm chống bão bởi hầu hết các công ty bảo hiểm lớn đã rút lui. Cơn bão Irma ập tới Florida năm 2017 mở màn cho hàng loạt cơn bão kéo đến mà đỉnh điểm là bão Ian năm 2022 đã phá vỡ khuôn mẫu kinh doanh của các công ty bảo hiểm, đó là sau một năm giải quyết bồi thường họ cần vài năm "sóng yên biển lặng". Một số trong đó đã phá sản, số còn sống sót bèn tăng phí bảo hiểm.

Tại bang Louisiana, thị trường bảo hiểm đã sụp đổ sau khi các công ty bảo hiểm rời đi sau bão Katrina năm 2005. Sau bão Laura năm 2020 là hàng loạt cơn bão khác đổ bộ. Chín công ty bảo hiểm phá sản. Phí bảo hiểm tăng 63%. 

Gần đây chính quyền mới đồng ý trợ cấp cho các hãng bảo hiểm tư nhân nhằm ổn định thị trường. GS Jesse Keenan tại Đại học Tulane khẳng định sẽ khó vực dậy thị trường bảo hiểm ở Louisiana. Ông lưu ý phí bảo hiểm tăng cao đã bắt đầu ảnh hưởng đến giá nhà.

Cháy rừng tồi tệ bao trùm Bồ Đào Nha, CanadaCháy rừng tồi tệ bao trùm Bồ Đào Nha, Canada

Bồ Đào Nha đã bật báo động đỏ ở 6 khu vực và cảnh báo 120 thành phố do nắng nóng và nguy cơ cháy rừng. Trong khi đó, Canada đang phải trải qua mùa cháy rừng kỷ lục.

Xem thêm: mth.55103730190803202-gnur-yahc-ot-oab-iov-ter-gnuc-meih-oab/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bảo hiểm cũng 'rét' với bão tố, cháy rừng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools