vĐồng tin tức tài chính 365

Lương tối thiểu vùng 2024: Chưa chốt mức và thời điểm tăng

2023-08-10 08:44
Công nhân dệt may làm việc tại TP Thủ Đức, TP.HCM  - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Công nhân dệt may làm việc tại TP Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tiền lương tối thiểu vùng áp dụng cho năm 2024 ra sao?

Trao đổi sau cuộc họp, ông Lê Đình Quảng - phó trưởng ban chính sách pháp luật (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia) - cho hay quan điểm chung đều đánh giá hiện nay cả doanh nghiệp và người lao động đều gặp khó khăn.

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 5-6%

Do đó, cả hệ thống chính trị đang tìm mọi cách vào cuộc để tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động. Chính vì vậy, theo ông Quảng, các thành viên đều đồng ý sẽ đề xuất điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu vùng trong năm 2024.

Ông nói khi Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 là từ 5-6%, cơ bản nhiều thành viên cũng đồng thuận. Phía đại diện chủ sử dụng lao động cũng nhìn thấy sự thiện chí của phía đại diện người lao động nêu ra tại phiên họp. 

Song hiện nay các doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn, vì vậy họ mong muốn lùi thời điểm xem xét điều chỉnh tiền lương để doanh nghiệp có điều kiện duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động. Các chuyên gia độc lập cũng đồng ý tăng lương nhưng đề nghị cân nhắc thời điểm tăng và mức tăng phù hợp.

Sau khi nghe ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước, giới sử dụng lao động và các chuyên gia độc lập, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã xin hội ý và thống nhất sẽ chưa quyết đề xuất mức tăng lương, thời điểm tăng lương năm 2024 tại phiên họp này mà lùi đến phiên họp thứ hai. 

"Mức tăng như thế nào, thời điểm tăng từ 1-4 hay từ 1-7 phải chờ các thông tin, dữ liệu đầu vào dịp cuối năm nay để cùng xem xét, đánh giá tại phiên họp tới của Hội đồng Tiền lương quốc gia", ông Quảng cho hay. Dự kiến phiên họp này có thể diễn ra vào quý 4-2023 (có thể cuối tháng 11-2023).

Ông Quảng thông tin thêm: trước phiên họp tổ chức công đoàn thực hiện khảo sát ở 200 doanh nghiệp thuộc sáu tỉnh thành. Kết quả, trên 75% người được khảo sát cho biết thu nhập hiện tại không đáp ứng nhu cầu chi tiêu. Bên cạnh đó, 17,3% số người tham gia khảo sát phải vay tiền chi tiêu. Theo ông Quảng, kết quả lấy ý kiến cho thấy người lao động muốn tăng lương từ đầu năm 2024 với mức trên 11%.

Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia Hoàng Quang Phòng cho hay doanh nghiệp rất quan tâm và coi người lao động là tài sản vô giá. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, đời sống doanh nghiệp khó khăn. Nhu cầu tối đa của người lao động là được đi làm và doanh nghiệp mong muốn tìm thật nhiều việc làm cho họ. Nhiều doanh nghiệp đang chồng chất khó khăn vẫn gồng mình duy trì việc làm cho người lao động.

Ông nêu rõ khi bàn về lương tối thiểu vùng, các ý kiến đều đồng ý cần phải điều chỉnh. Tuy nhiên, điều chỉnh ngay lúc này thì không thể. 

Theo phó chủ tịch VCCI, các chính sách chịu tác động rất nhiều đến điều chỉnh lương tối thiểu. Lương tối thiểu liên quan cân đối, tính toán quỹ công đoàn, quỹ bảo hiểm xã hội... mà các doanh nghiệp còn đề xuất giảm đóng quỹ này. "Chúng ta chưa nên quyết định ngay điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng trong phiên họp này. Xem xét tăng lương cần phải có độ trễ, sẽ được quyết định căn cứ vào các thông số tới đây", ông Phòng nói thêm.

Đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nêu rõ khảo sát tại 63 tỉnh, thành phố trong bốn tháng đầu năm cho thấy hơn 500.000 người bị ảnh hưởng việc làm, trong đó có gần 300.000 người thôi việc. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tuyển dụng hàng trăm vị trí việc làm. Do đó, năm 2024 chắc chắn phải điều chỉnh lương, vấn đề là tăng lúc nào, mức tăng ra sao. Nêu rõ việc cần thêm thời gian để đánh giá về các yếu tố tăng lương, do đó đại diện bộ đề xuất Hội đồng Tiền lương quốc gia họp vào cuối quý 4 để bàn về lương tối thiểu vùng.

Lao động khó, doanh nghiệp cũng khó

Bà Phạm Thị Thu Lan - phó viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn - cho biết các chi phí lương thực, thực phẩm đã tăng. Nếu lương không tăng, cuộc sống người lao động sẽ khó khăn hơn. Khảo sát gần 3.000 người lao động của cơ quan này công bố ngày 8-8 nêu rõ thu nhập trung bình gần 7,9 triệu song chi tiêu hơn 11,7 triệu đồng. 

"Thực tế một bộ phận người lao động có thu nhập cao hơn lương tối thiểu. Song nhiều doanh nghiệp tìm cách cắt giảm các khoản chi khác nên thu nhập của người lao động không tăng", bà Lan bày tỏ và mong lương tối thiểu tăng ít nhất 6-8%.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Thuấn - chủ tịch Hiệp hội Da giày, túi xách Việt Nam - cho rằng trong bối cảnh ảnh hưởng hậu dịch COVID-19, khủng hoảng kinh tế, xung đột... kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều. 

Ông Thuấn đánh giá chưa bao giờ ngành da giày, túi xách chịu nhiều sức ép đa chiều về đơn hàng như lúc này. Doanh nghiệp thiếu đơn hàng, công nhân chỉ mong được làm việc 4-5 ngày/tuần. Vì vậy, liên quan đến điều chỉnh lương tối thiểu vùng cần xem xét động thái kinh tế, đặc biệt đơn hàng của năm 2024. Tháng 10, 11 là thời gian tốt nhất theo dõi tình hình kinh tế, đơn hàng.

Nói về ảnh hưởng của tăng lương tối thiểu đối với doanh nghiệp, bà Phạm Bảo Ân - phó giám đốc Công ty TNHH Duy Lợi (TP.HCM) - cho biết đa phần các doanh nghiệp đã trả lương cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng. Nên việc tăng lương tối thiểu chủ yếu sẽ tăng thêm chi phí doanh nghiệp về đóng BHXH cho người lao động. Trong đó, các doanh nghiệp có vài ngàn lao động sẽ chịu áp lực về tăng chi phí rất lớn.

Bà nêu rõ trong thời điểm khó khăn chồng chất này, mọi người càng cần chia sẻ, thấu hiểu với nhau nhiều hơn để doanh nghiệp vẫn trụ được qua giai đoạn khó khăn và người lao động vẫn duy trì được cuộc sống. Các doanh nghiệp cần có những chính sách phúc lợi phù hợp với điều kiện của công ty để chia sẻ với người lao động. 

"Chẳng hạn, công ty tôi có trả lương thiếu việc cho những công nhân ăn lương theo sản phẩm. Chúng tôi cân đong một ngày công nhân ăn bao nhiêu, xăng xe bao nhiêu… để trả một khoản đủ giúp họ có thể duy trì cuộc sống cơ bản trong những lúc không có hàng làm", bà Bảo Ân chia sẻ thêm.

Chia sẻ về đời sống của người lao động, ông Nguyễn Cao Phong - chủ tịch công đoàn một công ty may tại quận 12 (TP.HCM) - cho biết người lao động phải xoay xở đủ cách để mong đủ sống trong thời điểm hiện tại. "Công nhân ai cũng mong tăng lương. Nhưng để đủ sống thì tăng 200.000 - 300.000 chẳng thấm vào đâu. Lương tăng một, giá cả tăng gấp ba. Công nhân phải tranh thủ bán mớ rau, chạy xe công nghệ để trang trải…", ông Phong nói.

Chưa nên tăng lương tối thiểu

Bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên ủy viên Hội đồng Tiền lương quốc gia - cho rằng chưa nên tăng lương tối thiểu ngay bởi số doanh nghiệp rời thị trường rất lớn, nền kinh tế chưa phục hồi trong sáu tháng đầu năm. Bà nói đa phần doanh nghiệp đã trả lương cao hơn mức tối thiểu nên không nhất thiết năm nào cũng tăng lương. Vấn đề gốc là tăng năng suất lao động, hiệu quả làm việc. Đây là cách gián tiếp tăng thu nhập cho người lao động.

Bên cạnh đó, nếu lương quá cao, doanh nghiệp có thể cắt giảm lao động, tăng gánh nặng chi phí. Nhắc lại bài học quốc tế, bà Hương nêu nhiều nước không tăng lương cơ học cho người lao động, mà hỗ trợ qua "ba con đường" là tăng năng suất lao động, áp dụng thỏa ước lao động tập thể và luật hóa lương tối thiểu. Ngoài ra, có nhiều người làm thêm việc phụ như lái xe công nghệ, bán hàng online nên việc quy định lương tối thiểu cũng không linh hoạt.

Có nên tăng lương tối thiểu vùng giữa thời điểm khó?Có nên tăng lương tối thiểu vùng giữa thời điểm khó?

Nhiều ý kiến nói cần tăng lương tối thiểu vùng từ 1-1-2024 vì đời sống người lao động đang rất khó khăn. Nhưng ý kiến khác cho rằng cốt lõi là tăng năng suất lao động, hiệu quả làm việc để gián tiếp tăng thu nhập cho người lao động.

Xem thêm: mth.51872528001803202-gnat-meid-ioht-av-cum-tohc-auhc-4202-gnuv-ueiht-iot-gnoul/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lương tối thiểu vùng 2024: Chưa chốt mức và thời điểm tăng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools