vĐồng tin tức tài chính 365

Những người góp phần bảo vệ hành tinh - Kỳ cuối: Gần cả đời trồng lại rừng xanh

2023-08-14 13:36
Ông Antonio Vicente đã dành hơn nửa cuộc đời để mang lại sự sống cho mảnh đất từng bị san bằng để chăn thả gia súc - Ảnh: The Guardian

Ông Antonio Vicente đã dành hơn nửa cuộc đời để mang lại sự sống cho mảnh đất từng bị san bằng để chăn thả gia súc - Ảnh: The Guardian

Tuổi thơ chứng kiến nạn phá rừng

Khi Antonio Vicente mua một mảnh đất ở bang São Paulo vào năm 1973 và bày tỏ muốn sử dụng để trồng rừng, mọi người đã gọi ông là kẻ điên. Lúc đó, họ cho rằng rừng là một trở ngại để thu lợi nhuận và kiếm tiền.

Chính phủ Brazil khi đó đã cung cấp cho các người chủ sở hữu đất một khoản trợ cấp hào phóng để khuyến khích họ đầu tư vào các kỹ thuật canh tác hiện đại. Đây là động thái mà các nhà cầm quyền hy vọng sẽ thúc đẩy nền nông nghiệp quốc gia.

Nhưng điều đó đã gây nên tình trạng thiếu nước trầm trọng. Đây là mối lo lắng của Vicente khi ông theo dõi việc mở rộng chăn thả gia súc, hành động hủy hoại rừng địa phương, gia tăng dân số và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng.

Là một trong 14 người con, Antonio lớn lên trong một trang trại nơi cha ông làm việc. Ông đã chứng kiến việc cha mình chặt cây theo lệnh của chủ sở hữu để sử dụng cho việc sản xuất than và có thêm đất cho gia súc. Và hậu quả là nguồn nước của trang trại cạn kiệt, không còn khả năng phục hồi.

Nếu bạn hỏi gia đình tôi gồm những ai, tôi sẽ trả lời ngay gia đình tôi chính là những thứ đang có mặt ngay tại đây, từng chiếc lá, cành cây đều có khởi điểm từ những hạt giống mà tôi đã gieo trồng.

ANTONIO VICENTE

Người đàn ông này nhận thức rõ việc duy trì cánh rừng xanh tốt là điều cần thiết để cung cấp nước, vì cây hấp thụ và giữ nước trong bộ rễ của chúng, bên cạnh đó rừng cũng sẽ giúp ngăn chặn xói mòn đất. 

Vì thế, ông cùng một số người nhân công khác đã làm việc chăm chỉ trên mảnh đất rộng 31ha đã bị san bằng để nuôi gia súc này với hy vọng có thể đem đến sức sống tự nhiên xanh mới cho nó.

"Khu vực này đã từng bị tàn phá hoàn toàn - ông nói và chỉ tay vào bức tranh vẽ vùng đất không có bóng dáng cây cối vào năm 1976 - Nguồn cung cấp nước khi ấy gần như cạn kiệt".

Những người hàng xóm cùng người nuôi gia súc khi ấy thường càm ràm với ông: "Việc này thật ngu ngốc. Trồng cây chỉ có lãng phí bởi nó chẳng mang lại thu nhập. Nếu mảnh đất này được bao phủ bởi cây cối, sẽ không còn chỗ chăn thả đàn gia súc cũng như mùa màng không thể sinh sôi".

Nhưng ông đã bỏ ngoài tai tất cả những lời đàm tiếu ấy và vẫn luôn kiên định với quyết định của mình, vì Antonio hiểu công việc mình đang làm rồi sẽ mang lại lợi ích lớn hơn nhiều so với những thứ vật chất nhất thời. 

Từ điều được ông coi như là thú vui cuối tuần, công việc ý nghĩa ấy về sau đã trở thành lẽ sống của ông. 

Gần 50 năm đã trôi qua, Vicente, hiện ở độ tuổi 90, ước tính đã phủ xanh 50.000 cây trên khu đất thuộc dãy núi Serra da Mantiqueira rộng 31ha của mình, hiện trở thành một ốc đảo nhỏ rừng nhiệt đới và là khu bảo tồn động vật hoang dã.

Quang cảnh nhà khách Pouso do Rechedo của Antonio Vicente - Ảnh: The Guardian

Quang cảnh nhà khách Pouso do Rechedo của Antonio Vicente - Ảnh: The Guardian

Lợi ích vô giá của việc trồng lại rừng

Theo Antonio chia sẻ, vào thời điểm ông mua mảnh đất này, toàn bộ nước sạch từ hơn 20 con suối tại đây đã thật sự bốc hơi. Nhưng khi mảnh đất được phủ xanh, nguồn nước quý giá đã quay trở lại. Sau đó, nhiều loài động vật đã bắt đầu làm nhà tại nơi này. 

Cho đến ngày hôm nay, khu rừng vẫn tràn trề sức sống với những thanh âm đến từ các loài chim và côn trùng. Thậm chí, nhiều loài hơn đang định cư theo thời gian, rất nhiều loài chim cùng với sóc, thằn lằn, chồn opossum và cả lợn rừng đang dần tìm đến với mái nhà xanh an toàn của chúng.

Quê hương của Antonio, bang São Paulo, phải hứng chịu các vụ phá rừng tồi tệ nhất ở Brazil. São Paulo đóng góp 1/3 GDP của Brazil và là nền kinh tế lớn nhất ở Nam Mỹ, công nghiệp và nông nghiệp là hai trong số những ngành đóng góp chủ lực. Trong các thập niên qua, khi khu vực này ngày càng có vị thế về kinh tế thì môi trường địa phương cũng dần bị hủy hoại.

Dù Antonio vẫn miệt mài với công việc của mình, điều đó cũng chỉ như hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc mênh mông. 183.000ha rừng ở bang São Paulo đã bị đốn hạ để nhường chỗ cho các hoạt động nông nghiệp và mở rộng thành phố. 

Theo một nghiên cứu của Tổ chức rừng nhiệt đới SOS và Viện Nghiên cứu không gian quốc gia Brazil INPE, ban đầu số cây xanh bao phủ đến 69% diện tích bang São Paulo, nhưng sau đó con số đã tuột dốc còn 14%.

Năm 2015, Brazil cam kết trồng lại 12 triệu ha đất rừng bị phá vào năm 2030. Phần lớn diện tích đất bị phá rừng này thuộc sở hữu tư nhân. Thế nên việc thu hút các chủ sở hữu đất như Vicente là điều cần thiết để giải quyết khó khăn trên.

Khối liên minh phục hồi Amazon - một tập hợp các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ, các cơ quan tư nhân và trường đại học - được thành lập để thực hiện các nghiên cứu trong lĩnh vực này. 

"Nếu mọi người cùng hành động như Antonio Vicente, nhiệm vụ của chúng tôi sẽ dễ dàng hơn rất nhiều", Rodrigo Medeiros, phó chủ tịch Tổ chức bảo tồn quốc tế Brazil, một trong những tổ chức trong liên minh, cho biết: "Quy mô phục hồi mà chúng tôi đang giải quyết ở đây là chưa từng có trong lịch sử Brazil. Thiếu đi những khu rừng, nước, thức ăn và khí hậu trong lành đơn giản sẽ không tồn tại. Khi đó, tiền bạc sẽ không còn là mối ưu tiên hàng đầu nữa".

Cristiane Mazzetti, làm việc tại Greenpeace (tổ chức vận động bảo vệ môi trường), chỉ ra rằng từ năm 1985 đến 2015 chỉ có 219.735ha rừng được tái sinh trên khắp Brazil, trong khi diện tích rừng bị chặt phá lên đến con số 1.887.596ha. 

Cô chia sẻ: "Việc tái sinh một khu rừng cần cả quá trình dài, trong khi việc chặt cây chỉ diễn ra trong cái nháy mắt. Vì vậy, chúng ta phải đưa nạn phá rừng về con số không".

Thế nhưng, những con số thống kê trên chỉ là một phần mặt tối bên cạnh những nỗ lực không ngừng nghỉ. Bởi Antonio không hề đơn độc trên hành trình của mình, nhiều người biết đến ông đã hưởng ứng nhiệt tình trong công cuộc trồng rừng này. 

Một trong những người ủng hộ nổi tiếng nhất ở Brazil là nhiếp ảnh gia kiêm nhà hoạt động vì môi trường Sebastião Salgado. Ông cùng vợ là Lélia đã trồng lại gần 7.000ha rừng vào cuối những năm 1990 tại nơi ở thời thơ ấu của ông.

"Nếu bạn hỏi gia đình tôi gồm những ai, tôi sẽ trả lời ngay gia đình tôi chính là những thứ đang có mặt ngay tại đây, từng chiếc lá, cành cây đều có khởi điểm từ những hạt giống mà tôi đã gieo trồng", Antonio giờ đã là cụ ông nói với tờ The Guardian.

Antonio Vicente, người đã cống hiến cả cuộc đời cho thiên nhiên, chia sẻ rằng: "Tôi theo đuổi những điều này không phải vì lợi ích cá nhân. Tôi làm để nếu một ngày tôi ra đi, sắc xanh của cánh rừng sẽ tiếp tục còn đó cho mọi người".

Trong cánh rừng của Antonio Vicente hiện có tám thác nước. Khi đi bộ xuống một trong những con đường mòn trên núi bên cạnh thác nước nhiều tầng (thậm chí nước ở đây có thể uống được trực tiếp) sẽ xuất hiện trước mặt cảnh tượng đẹp không tì vết. Không có bóng dáng của rác hay tàn thuốc lá, chỉ có mùi đất thơm lừng, tiếng nước róc rách và những thung lũng xanh trải dài của dãy núi Mantiqueira ở phía đằng xa.
Những người góp phần bảo vệ hành tinh - Kỳ 5: Những ngôi nhà nổi Hà Lan trước nước biển dângNhững người góp phần bảo vệ hành tinh - Kỳ 5: Những ngôi nhà nổi Hà Lan trước nước biển dâng

Marjan de Blok không được đào tạo về kỹ thuật, kiến trúc hay thủy văn nhưng cô đã dẫn đầu một phong trào cho cư dân thành thị đối mặt với mực nước biển dâng cao và tác động của biến đổi khí hậu.

Xem thêm: mth.62660220141803202-hnax-gnur-ial-gnort-iod-ac-nag-iouc-yk-hnit-hnah-ev-oab-nahp-pog-iougn-gnuhn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những người góp phần bảo vệ hành tinh - Kỳ cuối: Gần cả đời trồng lại rừng xanh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools