Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 14/8 không đổi chiều mua vào và giảm 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng thêm 100.000 đồng/lượng và hiện đứng ở mức 66,90 – 67,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 1,3 lên 1.913,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng gần như chỉ dao động nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,87 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 14/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.848 đồng/USD, tăng 11 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.650 – 23.990 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đi ngang quanh 29.300 USD/BTC, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục xu hướng này cho đến cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,33 USD (-0,40%), xuống 82,86 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,33 USD (-0,38%), xuống 86,48 USD/thùng.
VN-Index tiếp tục nhích lên
Dòng tiền lan tỏa giúp VN-Index duy trì đà tăng trong trạng thái khá tích cực, nhưng chưa thể chinh phục lại mốc 1.240 điểm do thiếu sự đồng thuận của nhóm VN30 bởi trạng thái phân hóa.
Về cuối phiên, thị trường thu hẹp đà tăng khi một số bluechip yếu đi, nhưng vẫn đóng cửa tăng điểm với thanh khoản thêm một ngày vượt xa mức 20.000 tỷ đồng.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 29,54 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 975,42 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 14/8: VN-Index tăng 4,63 điểm (+0,38%) lên 1.236,84 điểm; HNX-Index tăng 5,19 điểm (+2,12%) lên 250,19 điểm; UPCoM-Index tăng 0,18 điểm (+0,19%) lên 93,46 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ trái chiều trong phiên thứ Sáu (11/8), khi khi nhóm cổ phiếu chất bán dẫn suy yếu đã khiến S&P 500 và Nasdaq giảm, trong khi Dow Jones nhích lên nhờ Chevron và Merck.
Hai cổ phiếu Chevron và Merck nhích 2,1% và 1,8% đã nâng đỡ Dow Jones. Trong khi hai chỉ số còn lại chịu ảnh hưởng bởi đà đi xuống của các cổ phiếu chất bán dẫn như AMD, Nvidia và Micron.
Trong tuần, S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt giảm 0,3% và 1,9% trong tuần này. Dow Jones tăng 0,6%.
Kết thúc phiên 11/8: Chỉ số Dow Jones tăng 105,25 điểm (+0,30%), lên 35.281,40 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 4,78 điểm (-0,11%), xuống 4.464,05 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 93,14 điểm (-0,68%), xuống 13.644,85 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi cổ phiếu chip theo chân các công ty cùng ngành của Mỹ giảm trong phiên thứ Sáu tuần trước.
Những lo lắng về nền kinh tế Trung Quốc cũng khiến tâm lý thị trường yếu đi nói chung, trong khi các nhà xuất khẩu không thể có được sự thúc đẩy từ sự sụt giảm của đồng yên xuống mức thấp nhất trong chín tháng và đã vượt quá 145 yên/USD.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,27% xuống 32.059,91 điểm. Chỉ số Topix mất 0,98% xuống 2.280,89 điểm.
Kết quả kinh doanh tiếp tục phân hóa, với Nhà sản xuất tàu và máy móc Mitsui E&S Co giảm 8,32% dẫn đầu đà giảm trên Nikkei 225, trong khi Nippon Sheet Glass tăng 10,55% để trở thành cổ phiếu hoạt động tốt nhất.
Mùa báo cáo kết quả kinh doanh của Nhật Bản đạt mức đỉnh vào khoảng 850 công ty đã báo cáo vào thứ Năm tuần trước, và 330 công ty trong suốt ngày thứ Hai hôm nay.
Các nhà sản xuất ô tô tiếp tục giảm trong buổi chiều, với Toyota giảm 0,9% và Honda giảm 4%, trả lại một phần lớn đà tăng có được hôm thứ Năm.
Trong khi đó, cổ phiếu Nhà sản xuất thiết bị thử nghiệm chip Advantest thu hẹp đà giảm và chỉ còn giảm 3,2%, trong khi công ty năng lượng Inpex kéo nới đà đi xuống, giảm 4,8%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi thị trường đón nhận thêm dữ liệu tín dụng đáng thất vọng trong tháng 7, làm tăng thêm lo lắng về nền kinh tế đang chậm lại.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,34% xuống 3.178,43 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,73% xuống 3.855,91 điểm.
Các khoản vay ngân hàng mới tại Trung Quốc đã tiếp tục giảm trong tháng 7 vừa qua và các thước đo tín dụng quan trọng khác cũng suy yếu, ngay cả sau khi các nhà hoạch định chính sách cắt giảm lãi suất và hứa sẽ triển khai hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế.
Sau dữ liệu Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 7 yếu kém, dữ liệu thương mại giảm sâu hơn, đi vào vùng giảm phát và tăng trưởng tín dụng chậm hơn đã tái khẳng định tăng trưởng yếu trong tháng 7, các nhà phân tích tại Barclays cho biết trong một lưu ý.
Các nhà phân tích tại UBS cho biết họ kỳ vọng đà tăng trưởng sẽ chạm đáy trong công bố dữ liệu tháng 7 vào thứ Ba, với doanh số bán và đầu tư bất động sản tiếp tục giảm.
Chứng khoán Hồng Kông lao dốc, khi nhóm cổ phiếu công nghệ bị bán mạnh và việc trái phiếu của nhà phát triển Country Garden bị đình chỉ đã tổn thương tâm lý thị trường.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,58% xuống 18.773,55 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,79% xuống 6.423,84 điểm.
Các cổ phiếu công nghệ lớn đều đi xuống với Alibaba Group mất 3,1%, JD.com giảm 1,9% và Tencent Holdings giảm 1%.
Cổ phiếu Country Garden giảm thêm gần 20% và đã đình chỉ giao dịch 11 trái phiếu trong nước.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi lo lắng về lạm phát cao ở Mỹ và rủi ro liên quan đến ngành bất động sản ở Trung Quốc đè nặng lên tâm lý.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 20,39 điểm, tương đương 0,79% xuống 2.570,87 điểm,
Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ tăng nhẹ hơn dự kiến trong tháng 7 khi chi phí dịch vụ tăng trở lại với tốc độ nhanh nhất trong gần một năm, dữ liệu cho thấy hôm thứ Sáu.
Vấn đề nợ của gã khổng lồ bất động sản Trung Quốc Country Garden trở nên sâu sắc hơn, sau khi trái phiếu trong nước của họ bị đình chỉ, khiến cổ phiếu giảm xuống mức thấp kỷ lục vào thứ Hai.
"Tâm lý nhà đầu tư trở nên tồi tệ hơn do gánh nặng từ lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng, trong khi sự biến động gia tăng của đồng nhân dân tệ Trung Quốc và won Hàn Quốc có tác động tiêu cực đến dòng vốn nước ngoài", Lee Kyoung-min, nhà phân tích tại Daishin Securities, cho biết.
Kết thúc phiên 14/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 413,74 điểm (-1,27%), xuống 32.059,91 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 10,82 điểm (-0,34%), xuống 3.178,43 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 301,64 điểm (-1,58%), xuống 18.773,55 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 20,39 điểm (-0,79%), xuống 2.570,87 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Tiền rẻ có kích cầu được không?
Ông Nguyễn Bá Hùng, chuyên gia kinh tế trưởng tại Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, hoạt động đầu tư sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp chưa đủ sinh lời tốt hơn mức lãi suất hiện nay. Hiệu quả thực hiện các chính sách kích cầu sẽ quyết định mức độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới..>> Chi tiết
- Tìm cơ hội ở đâu?
Diễn đàn cấp cao cố vấn tài chính Việt Nam 2023 do Báo Đầu tư và các đối tác tổ chức tuần qua phải kê thêm nhiều ghế tại hội trường khách sạn Pullman (Hà Nội) do lượng người tham dự quá đông..>> Chi tiết
- Xu hướng vẫn tích cực
Áp lực bán không lớn, trong khi lực cầu ở mức cao tại vùng hỗ trợ, giúp tâm lý thị trường ổn định, duy trì nền tảng tốt cho xu hướng tăng ngắn hạn..>> Chi tiết
- 3 chữ cái cho danh mục chứng khoán cuối năm
Chỉ số VN-Index lui về gần 1.200 điểm trước áp lực chốt lời sau nhịp tăng tốt, rồi lại bất ngờ bật mạnh trong phiên cuối tuần qua. Tìm cơ hội giải ngân ở cổ phiếu nào là câu hỏi của nhiều nhà đầu tư lúc này..>> Chi tiết
- Rủi ro từ khí đốt tự nhiên gia tăng trở lại
Khí đốt tự nhiên đang trở lại như một rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu khi các cuộc đình công tiềm tàng ở nhà sản xuất lớn là Úc đã đe dọa phá vỡ sự cân bằng mong manh của nguồn cung toàn cầu..>> Chi tiết