vĐồng tin tức tài chính 365

Phát triển cây ăn quả chủ lực: Không để ''vượt rào'' quy hoạch

2023-08-15 13:13

Hệ lụy khi phát triển nóng chanh leo

Chanh leo từng được kỳ vọng là trái cây tỷ đô, khi tại các vùng trọng điểm như Tây Bắc, Tây Nguyên đều đã hình thành chuỗi từ vùng nguyên liệu đến thu mua, chế biến, xuất khẩu. Tuy nhiên, việc người dân trồng theo phong trào, không chú trọng chất lượng đã khiến cho ngành hàng này đứng trước những thách thức thiếu bền vững.

Năm ngoái khi giá chanh leo nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến ở mức 17.000 - 18.000/kg thì riêng tỉnh Gia Lai diện tích đã nhanh chóng tăng thêm 500 ha so với năm trước đó. Năm nay thì hệ luỵ đã thấy rõ khi giá giảm sâu, nhiều vườn chanh leo đã bị bỏ mặc.

Phát triển cây ăn quả chủ lực: Không để vượt rào quy hoạch - Ảnh 1.

Việc người dân trồng theo phong trào, không chú trọng chất lượng đã khiến cho ngành hàng này đứng trước những thách thức thiếu bền vững. Ảnh minh họa.

4 ha chanh leo của ông Phạm Văn Toàn (Xã Ia Pết, huyện Đắc Đoa, Gia Lai) cũng đang ở tình thế tương tự. Thời điểm này ông bỏ cả thu hoạch. Chuyển từ tiêu sang chanh leo để tận dụng hệ thống cột, giàn đã đầu tư nhưng đến giờ cây chanh leo cũng khó bám trụ khi ông Toàn tính phá đi để trồng lại cà phê.

Không còn dám thuê người hái vì giá nhân công quá cao, vợ chồng anh Phong hiện vẫn cố thu hoạch để vớt vát phần nào vốn bỏ ra. Nhưng gần như 8 đại lý thu mua của xã Nam Yang đều quá tải. Trung bình mỗi vựa đang thu mua khoảng 20 - 25 tấn chanh leo mỗi ngày, lớn nhất từ trước đến nay, cung lớn vượt cầu nên giá giảm từng ngày.

Hiện 3 nhà máy lớn chế biến chanh leo trên địa bàn tỉnh Gia Lai cũng không chế biến hết số lượng nông dân đã sản xuất. 4 tháng qua, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Rau quả Doveco Gia Lai luôn duy trì công suất 250 - 300 tấn mỗi ngày. Mặc dù thị trường xuất khẩu những sản phẩm chế biến từ chanh leo vẫn tốt nhưng vấn đề hiện nay là sức ép tiêu thụ khi số lượng hàng ngày đã vượt công suất chế biến của các nhà máy.

Chấn chỉnh tình trạng phát triển nóng trái cây chủ lực

Từ tháng 7 năm ngoái, chanh leo và sầu riêng của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc nhưng cơ hội cũng đi liền với thách thức. Ngay từ cuối năm ngoái Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có chỉ thị về phát triển bền vững chanh leo, sầu riêng.

Tuy nhiên những diễn biến thị trường từ đầu năm đến nay đã đặt ra cho các bên cần phải có những giải pháp chấn chỉnh mạnh hơn tình trạng phát triển nóng các loại cây trồng này.

Theo Cục Trồng trọt, hiện diện tích chanh leo đã gần chạm mốc 10.000 ha, sản lượng gần 190.000 tấn, nhưng về chủng loại thì đa số nông dân vẫn chỉ trồng giống chanh tím. Còn sầu riêng là hơn 110.000 ha, vượt qua cả cam, bưởi, vươn lên vị trí thứ 3 về diện tích.

Những con số này đã đặt ra nhiều lo ngại về khả năng tiêu thụ. Theo đánh giá của các bên, giá chanh leo giảm sâu đã có một phần nguyên nhân từ việc người dân ồ ạt trồng mà không có sự chọn lựa giống tốt.

Với cây sầu riêng, hiện mới chỉ có 1/2 diện tích cho trái nên giá cả năm nay vẫn được đảm bảo, nhưng việc người dân ồ ạt thực hiện chuyển đổi vườn cà phê, tiêu trồng xen sầu riêng sang trồng thuần cây sầu riêng để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu vào Trung Quốc sẽ là một thách thức. Dự kiến 5 năm tới sản lượng sầu riêng sẽ tăng gấp 3 lần hiện tại.

Phát triển cây ăn quả chủ lực: Không để vượt rào quy hoạch - Ảnh 2.

Dự kiến 5 năm tới sản lượng sầu riêng sẽ tăng gấp 3 lần hiện tại. Ảnh minh họa.

Cần chế tài thực hiện quy hoạch với trái cây chủ lực

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định Số 4085 ngày 27/10/2022 phê duyệt đề án phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030. Trong đó, đã xác định 14 loại cây ăn quả chủ lực là thanh long, xoài, chuối, vải, sầu riêng, nhãn, cam, bưởi, dứa, chôm chôm, mít, chanh leo, bơ, na...

Khi ban hành đề án này, Bộ dựa trên những nghiên cứu về lợi thế đất đai, thời tiết, khí hậu, cây trồng cũng như vấn đề thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, tính pháp lý của đề án không cao bằng quy hoạch bởi đề án chỉ mang tính chất định hướng.

Theo Cục Trồng trọt, cần bổ sung quy hoạch một số cây trồng chủ lực, quan trọng có ý nghĩa lớn tới an ninh lương thực và có tính cạnh tranh cao đối với thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Khi có quy hoạch cũng cần có chế tài mạnh hơn để người dân và chính quyền địa phương thực hiện sản xuất theo quy hoạch. Có như vậy mới tránh đi vào vết xe đổ của những loại trái cây trước đây như thanh long, bơ, cam, xoài...

Năm nay dự kiến giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ đạt 5 tỷ USD, tức theo mục tiêu đề án thì về đích sớm trước 2 năm. Tuy nhiên, những năm tiếp theo có nâng được giá trị kim ngạch lên cao được nữa hay không lại chưa thể có câu trả lời nếu như sản xuất vẫn duy trì các yếu tố thiếu bền vững.

Xuất khẩu sầu riêng năm 2023 sẽ cán đích sớmXuất khẩu sầu riêng năm 2023 sẽ cán đích sớm

VTV.vn - Số liệu từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, chỉ tính riêng trong tháng 6, xuất khẩu sầu riêng đã mang về khoảng 350 triệu USD.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.9591401151803202-hcaoh-yuq-oar-touv-ed-gnohk-cul-uhc-auq-na-yac-neirt-tahp/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phát triển cây ăn quả chủ lực: Không để ''vượt rào'' quy hoạch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools