Ngày 15-8, ông Nguyễn Phi Quỳnh - trưởng Ban quản lý Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) cho biết trên diện tích rừng thông do đơn vị này quản lý đang xuất hiện nạn sâu róm hoành hành, gây hại cho diện tích hơn 2.000ha rừng thông.
Theo đó, thời gian vừa qua ở Hà Tĩnh thời tiết mưa ít, nắng nhiều, đồng thời chu kì phát dịch của sâu róm quay trở lại khiến cho mật sộ sâu róm trong rừng thông rất cao.
Qua khảo sát sâu róm xuất hiện tại các tiểu khu 124, 121, 122B, 103B,103C, 103A, 96B, 95A, 123 thuộc rừng phòng hộ Hồng Lĩnh. Mật độ chung trên toàn vùng giao động khoảng 10-15 con/cây, cục bộ có nơi mật độ lên đến 300-400 con/cây.
Sâu róm thuộc thế hệ thứ 3, độ tuổi của sâu từ 3-6 tuổi. Nguyên nhân xuất hiện sâu róm nhiều do độ ẩm lớn, kèm theo thời tiết mưa, nắng thất thường nên sâu phát triển nhanh.
Sâu róm phát triển nhanh, mật độ dày sẽ ăn trụi lá thông ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, hoặc làm cây bị chết khi gặp thời tiết nắng nóng kéo dài.
Đề phòng ngừa và tránh lây lan nạn sâu róm lan ra diện tích rừng khác, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh phối hợp với lực lượng kiểm lâm huy động người, máy móc phun thuốc trừ sâu tiến hành phun thuốc nhằm phòng trừ sâu róm ở tất cả diện tích bị gây hại.
Theo đó, đối với diện tích rừng mật độ sâu róm ít tiến hành phun phòng trừ 1 đến 2 lần; với diện tích có mật độ sâu nhiều tiến hành phun phòng trừ từ 4 đến 5 lần. Tuy vậy, việc phun phòng cũng gặp nhiều khó khăn bởi địa hình rừng thông phức tạp, khó phun thuốc đối với những khu vực cây thông cao, lớn.
Cũng theo ông Quỳnh, hiện đơn vị đã báo cáo tình trạng sâu róm gây hại rừng thông cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh để có phương án hỗ trợ, cung ứng thêm thuốc trừ sâu, cấp thêm các trang thiết bị đảm bảo an toàn cho lực lượng phòng chống sâu róm gây hại.
TT - Nhiều hộ nông dân ở khu 8 (thị trấn Madagui, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, phản ảnh qua hai đợt phun xịt thuốc do Trung tâm Nông nghiệp huyện cấp, dịch sâu róm đỏ trên cây điều không giảm mà ngày càng lan rộng.