vĐồng tin tức tài chính 365

Khách hàng sắp được vay ngân hàng này trả qua ngân hàng khác, cuộc đua giảm lãi suất bắt đầu

2023-08-18 07:31
Các ngân hàng đang chạy đua giảm lãi suất huy động lẫn cho vay, thậm chí chấp nhận cho vay huề vốn để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Các ngân hàng đang chạy đua giảm lãi suất huy động lẫn cho vay, thậm chí chấp nhận cho vay huề vốn để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Không chỉ giảm mạnh lãi suất huy động, các ngân hàng cũng bắt đầu giảm lãi suất cho vay, thậm chí tung ra nhiều gói ưu đãi lãi suất nhằm đưa vốn ra nền kinh tế nhưng không dễ tìm được khách vay. Vậy có cách nào để 'phá băng' tín dụng?

Giảm lãi suất để "phá băng" tín dụng

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đình Tùng, tổng giám đốc NH Phương Đông (OCB), cho biết vào những năm trước tín dụng tăng nhanh nhờ nhu cầu vay mua nhà, ô tô, xây sửa nhà, vay tiêu dùng... khá cao. Tuy nhiên năm nay nhu cầu vay cho các hoạt động này rất ít. Trong khi đó đơn hàng xuất nhập khẩu cũng giảm mạnh, nên cầu tín dụng giảm nghiêm trọng.

"Chúng tôi cố gắng hết sức để chèo kéo khách hàng nhưng tín dụng cũng chỉ tăng trưởng được 7-8%", ông Tùng nói và cho biết NH này sẽ tung ra các gói cho vay ngắn hạn dành cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với lãi suất cho vay chỉ 5-6%/năm trong tháng 8 này. 

Ngoài ra, thực hiện chỉ thị của NH Nhà nước, NH này cũng sẽ giảm mạnh lãi suất cho vay, trong đó các khoản vay trung và dài hạn của những khách hàng trong diện ưu tiên chỉ còn 7-7,5%/năm.

Phó tổng giám đốc một NH cổ phần khác cho hay năm trước đã mong nới room tín dụng như nắng hạn trông mưa, được cấp bao nhiêu là lấp đầy hết bấy nhiêu nhưng năm nay tăng trưởng tín dụng dưới hạn mức cho phép của NH Nhà nước dù "cả NH cùng chạy". Chỉ tiêu giao khá căng, nhân viên kinh doanh không hoàn thành chỉ tiêu ba tháng là buộc phải nghỉ việc.

"Thực ra, các NH đang bước vào chu kỳ giảm lãi suất dồn dập, kể cả lãi suất tiền vay lẫn tiền gửi. Nếu lãi vay không giảm thì không thể nào giữ khách hàng được, ngược lại sẽ mất khách hàng vào tay NH khác. Tháng 8 này, trước khi thông tư 06 có hiệu lực, các NH sẽ phải tập trung giảm lãi suất cho vay không chỉ cho khách hàng mới mà cả khách hàng cũ", vị này cho biết.

Trước đó, do tình hình tín dụng tăng chậm như trên, liên tục có các chỉ đạo của Chính phủ nhằm "phá băng tín dụng". Mới đây nhất, ngày 13-8, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã đề nghị làm rõ tại sao Chính phủ có nhiều chỉ đạo nhưng tín dụng tăng trưởng thấp. Phó thủ tướng cũng chỉ đạo thành lập ngay tổ công tác tháo gỡ khó khăn tiếp cận vốn.

Ngay sau đó, NH Nhà nước đã có văn bản yêu cầu các NH giảm tiếp lãi suất cho vay tối thiểu là 1,5-2%/năm để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Những ngày gần đây, các NH cũng đã chạy đua giảm lãi suất huy động. Lãi suất giảm tập trung ở kỳ hạn từ 6 tháng trở lên với mức giảm bình quân 0,3-0,35%/năm. Lãi suất kỳ hạn dài trên 12 tháng đã được kéo dưới mức 7%/năm.

Kỳ vọng "qua cơn mưa trời lại sáng"

Trong văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng mới đây, Văn phòng Chính phủ cho biết Thủ tướng giao NH Nhà nước tiếp tục xem xét có các giải pháp giảm lãi suất cho vay, tăng hạn mức tín dụng, tiếp tục rà soát việc cho vay tín dụng đối với bất động sản, đẩy mạnh việc khoanh nợ, cơ cấu lại nợ, giãn, hoãn nợ... Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu NH Nhà nước tiếp tục rà soát và thúc đẩy việc cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản.

Cũng theo chỉ đạo của Thủ tướng, các NH thương mại phải có giải pháp phù hợp, hiệu quả để doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn. Vừa tạo thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp, vừa kiểm soát được rủi ro, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, nhất là xem xét rất cụ thể để cho vay với các dự án bất động sản đang dở dang, sắp hoàn thành.

Thông tin từ NH Nhà nước cho biết tính đến ngày 3-8, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,44 triệu tỉ đồng, tăng 4,29% so với cuối năm 2022. Trong đó, cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Trao đổi với Tuổi Trẻ, phó thống đốc NH Nhà nước Đào Minh Tú thừa nhận tăng trưởng chưa như kỳ vọng dù lãi suất cho vay đã giảm đáng kể. Theo ông Tú, do kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn thách thức nên nhu cầu vốn giảm mạnh.

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thanh Minh, phó giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tây Đô, thừa nhận so với đầu năm, lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1,5%, xuống còn 9%/năm đối với khoản vay có kỳ hạn ba tháng. Đây là mức lãi suất tạm chấp nhận được và nếu thị trường bình thường, doanh nghiệp sẽ vay thêm để chuẩn bị nguồn hàng cho dịp lễ Tết cuối năm. "Nhưng tình hình tiêu thụ hàng rất chậm nên chúng tôi không vay thêm vốn mà đang xoay xở nguồn để trả nợ vay NH" - bà Minh chia sẻ.

Cùng với việc giảm lãi suất huy động, các NH cho biết chấp nhận cho vay hòa vốn, thậm chí lỗ nhẹ để kéo được khách. Dù vậy, theo lãnh đạo một NH, trong bối cảnh rủi ro rất cao, nợ xấu nợ quá hạn tăng lên, NH cũng kiểm soát chặt các điều kiện tín dụng. "Nhưng khi lãi suất cho vay giảm về một mức nhất định, người dân sẽ mạnh dạn vay tiền mua nhà. Khi đó tín dụng bán lẻ sẽ có cơ hội tăng trưởng trở lại và thúc đẩy cho các giao dịch bất động sản", vị này kỳ vọng.

Phải sớm tháo gỡ vướng mắc của thông tư 06

Ngày 17-8, phát biểu tại buổi họp với NH Nhà nước và các bộ ngành nhằm lấy ý kiến sửa đổi các quy định bất cập tại thông tư số 06 và thông tư số 03, theo chỉ đạo của Thủ tướng, Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu NH Nhà nước nghiên cứu kỹ lưỡng những kiến nghị, đề xuất xác đáng của doanh nghiệp, làm rõ bản chất vấn đề để có giải pháp điều chỉnh phù hợp, đúng pháp luật, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp...

Cũng tại cuộc họp, nhiều ý kiến ủng hộ việc NH Nhà nước có các quy định nhằm bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, tránh tình trạng sở hữu chéo, cho vay đối với doanh nghiệp nội bộ, doanh nghiệp sân sau. Tuy nhiên, theo các ý kiến, một số quy định của thông tư cần cụ thể, rõ ràng hơn nhằm tránh gây ảnh hưởng tới các hoạt động bình thường của doanh nghiệp bất động sản trong đầu tư, mua bán, sáp nhập, góp vốn, tái cơ cấu...

Trong đó, các ý kiến đề nghị NH Nhà nước cần làm rõ các cụm từ "dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh", "bù đắp tài chính", đồng thời xem xét kéo dài thời gian "dưới 12 tháng" lên thành 24 hoặc 36 tháng cho phù hợp với hoạt động đầu tư, kinh doanh của bất động sản, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn...

Chỉ cấm cho vay với dự án không đủ điều kiện

NHNN cho biết chỉ cấm cho vay với dự án bất động sản không đủ điều kiện - Ảnh: N. P.

NHNN cho biết chỉ cấm cho vay với dự án bất động sản không đủ điều kiện - Ảnh: N. P.

Trước đó, trong phản hồi ý kiến doanh nghiệp về thông tư 06 sửa đổi, bổ sung thông tư 39 có hiệu lực từ ngày 1-9 tới, NH Nhà nước khẳng định thông tư 06 không có bất cứ quy định nào cấm tổ chức tín dụng cho vay để thực hiện dự án bất động sản.

Theo NH Nhà nước, thông tư 06 chỉ quy định tổ chức tín dụng không được cho khách hàng vay để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật, trong đó có Luật Kinh doanh bất động sản... "Thông tư 06 chỉ quy định không cho vay là đối với các dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật" - NH Nhà nước nhấn mạnh.

Phó thủ tướng: Làm rõ tại sao Chính phủ có nhiều chỉ đạo nhưng tín dụng tăng trưởng thấpPhó thủ tướng: Làm rõ tại sao Chính phủ có nhiều chỉ đạo nhưng tín dụng tăng trưởng thấp

Nội dung trên được nêu trong thông báo kết luận của Phó thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng và hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Xem thêm: mth.30734222271803202-uad-tab-taus-ial-maig-aud-couc-cahk-gnah-nagn-auq-art-yan-gnah-nagn-yav-coud-pas-gnah-hcahk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags: vay

“Khách hàng sắp được vay ngân hàng này trả qua ngân hàng khác, cuộc đua giảm lãi suất bắt đầu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools