vĐồng tin tức tài chính 365

Cơn sốt giá gạo hiện nay khác gì đỉnh lịch sử 2008?

2023-08-18 10:30

Sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu các loại gạo không phải là Basmati (một loại gạo phổ biến tại Nam Á) cuối tháng 7, giá gạo xuất khẩu của các nước tăng mạnh. Gạo 5% tấm của Việt Nam cũng tăng 25 USD mỗi tấn so với thời điểm trước lệnh cấm này.

Tại một số địa phương ghi nhận tình trạng thương lái đua thu gom lúa, đẩy giá tăng từng ngày. Đầu tháng 8, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng lên 590 USD mỗi tấn, cao nhất 11 năm và tăng khoảng 80 USD mỗi tấn so tháng trước đó. Thậm chí, ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết giá gạo xuất khẩu ngày 10/8 đã đạt mức 700 USD một tấn (cao nhất kể từ 2008). Đến 17/8, sau dự báo Ấn Độ sẽ sớm xóa bỏ lệnh cấm, giá gạo quay đầu giảm nhẹ.

Trong nước, giá gạo bán lẻ cũng liên tục biến động, hiện tăng 3.000-5.000 đồng một kg so với tháng trước đó, lên 18.000-20.000 đồng một kg.

Diễn biến này khiến nhiều người nhớ đến cơn sốt giá gạo năm 2008. GS Võ Tòng Xuân "cha đẻ" nhiều giống lúa ngon cho biết đó là năm giá gạo xuất khẩu lập đỉnh trong một trăm năm qua, vượt 1.000 USD một tấn. Đây là năm mà toàn thế giới trong cảnh thiếu hụt lương thực.

Nguyên nhân một phần do thời tiết lúc đó bất ổn. Ngoài ra, giá dầu tăng cao, dự trữ lương thực giảm và nhu cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng ở các nước như Trung Quốc và Ấn Độ khiến cho nguồn cung trên thế giới thiếu hụt.

GS Xuân cho biết Chính phủ Việt Nam khi đó đã ra lệnh tạm thời không cho ký hợp đồng xuất khẩu mới. Thủ tướng chỉ đạo lượng xuất khẩu trong năm 2008 quanh 4-4,5 triệu tấn gạo các loại. Lúc này, giá gạo xuất khẩu lên 1.000 USD một tấn nhưng các doanh nghiệp không tận dụng được "thời cơ vàng" do lệnh tạm dừng xuất khẩu.

Trong nước, thị trường bán lẻ gạo hỗn loạn. Giá gạo đã tăng vọt 12.000 đồng lên 20.000 đồng một kg tùy loại chỉ trong một tuần. Lo giá gạo tăng cao, nguồn cung khan hiếm, nhiều gia đình đã đổ xô đi mua, trong khi thương lái "găm hàng" chờ giá cao.

Đến cuối tháng 4, sau khi Chính phủ "đăng đàn" đề nghị các doanh nghiệp cân đối cung cầu và khẳng định Việt Nam không thiếu gạo cho tiêu dùng nội địa, dư xuất khẩu nên "cơn sốt" giá gạo trong nước đã hạ nhiệt.

Giá gạo bán lẻ tại sạp chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh. Ảnh: Linh Đan

Giá gạo bán lẻ tại sạp chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh. Ảnh: Linh Đan

Nhìn lại bối cảnh hiện nay, ông Xuân cho rằng khó lặp lại kịch bản của 15 năm trước dù 2008 và 2023 Ấn Độ - quốc gia chiếm 40% nguồn cung thế giới - đều ra lệnh cấm xuất khẩu gạo. Xét toàn cảnh thị trường, hai năm này hoàn toàn khác nhau.

Ông Xuân dẫn chứng, năm 2008, nguồn gạo dự trữ trên thế giới lao dốc, cầu vượt cung. Theo Tổ chức Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), dự trữ lúa gạo của châu Á lúc đó xuống thấp, từ 140 triệu tấn còn 60 triệu tấn năm 2007, tăng lên 105 triệu tấn vào 2008. Trên thế giới, có ít nhất 37 nước phải đối mặt tình trạng khủng hoảng lương thực. Giá gạo thế giới đột ngột tăng từ 550 USD lên 800 USD rồi 1.000 USD một tấn khiến hàng triệu người ở châu Mỹ, Phi và cả châu Á lâm vào cảnh thiếu đói.

Còn năm nay, theo ông nguồn dự trữ gạo trên toàn cầu giảm nhưng không đáng kể. Đặc biệt, nguồn cung từ thị trường Ấn Độ không hề suy yếu mà có thể chỉ là "thiếu hụt giả" để đẩy giá gạo tăng cao.

Theo đó, tuy cấm xuất khẩu từ ngày 20/7, báo cáo của nhà chức trách Ấn Độ cho thấy từ đầu tháng 8 đến nay, lượng mưa tại đây đã tăng trở lại, phục vụ tốt để gieo mạ cho vụ Hè Thu.

Dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Ấn Độ cho biết đến ngày 4/8, có 28,3 triệu ha trồng lúa tại Ấn Độ được gieo mạ, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng gạo dự trữ của nước này đạt 24,6 triệu tấn gạo, 13 triệu tấn thóc được trữ tại các kho. Con số này cao gấp 3 lần so với mức mục tiêu dự trữ mà Chính phủ Ấn Độ đề ra. Do đó, nước này được dự báo sớm dỡ bỏ lệnh cấm. Khi quốc gia chiếm 40% lượng hàng xuất đi trên toàn thế giới xóa bỏ lệnh cấm, giá gạo sẽ trở về giá trị thực.

Đồng quan điểm, ông Đỗ Hà Nam khẳng định thị trường gạo thế giới năm nay sẽ sớm điều chỉnh. Theo ông Nam, 15 năm trước, dự trữ lúa gạo toàn cầu thấp nhất 30 năm. Trong khi hiện nay, lượng gạo tồn kho năm 2023-2024 được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo đạt hơn 170 triệu tấn, thấp hơn 1,8% so với năm trước. Bù lại, sản lượng gạo thế giới năm 2023-2024 dự báo đạt hơn 520 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2008, Thái Lan 'một mình một chợ' đẩy giá gạo xuất khẩu lên cao kỷ lục. Còn nay, Chính phủ Thái và Việt Nam (hai quốc giá xuất khẩu gạo thứ hai và ba thế giới) đều khuyến khích xuất khẩu gạo. "Nguồn cung từ hai quốc gia này đang dồi dào", ông Nam nói.

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônĐồ họa: Đăng Hiếu

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Đồ họa: Đăng Hiếu

Đối với EL Nino, GS.TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam cho rằng thế giới đang bắt đầu bị ảnh hưởng nhưng tác động không quá tiêu cực. EL Nino diễn ra vào những tháng cuối năm, theo ông "không quá đáng sợ". Hàng năm, nhu cầu tiêu thụ gạo trên thế giới luôn ổn định và không đột biến. Gần đây, phần lớn các quốc gia sử dụng lúa mì, ngũ cốc nhiều hơn gạo. Tại Việt Nam, việc sản xuất lúa đang được mùa và xuất khẩu vẫn theo kế hoạch.

Nói với VnExpress, Cục trưởng Cục trồng trọt Nguyễn Như Cường, cho hay để đối phó với các diễn biến xấu nhất, Việt Nam cũng đã chuẩn bị các kịch bản.

Năm nay, ngoài đảm bảo 43 triệu tấn thóc như kế hoạch đầu năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cho nâng diện tích trồng lúa vụ Thu Đông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ 650.000 ha lên 700.000 ha với sản lượng dự kiến là 4 triệu tấn thóc. Trong đó, diện tích trồng lúa được phân bổ đồng đều cho 12 tỉnh ở khu vực này.

Theo dự báo của Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam, đỉnh lũ tại khu vực này ở mức báo động một, triều cường cao. Tuy nhiên triều cường năm nay không căng thẳng như năm ngoái.

Bộ cũng đã đề nghị các địa phương kiểm tra, giám sát và đôn đốc các vùng trồng gia cố hệ thống đê, bờ bao để ứng phó. Ngoài ra, bộ đưa ra khuyến cáo nông dân nên lựa chọn các loại giống lúa ít sâu bệnh, cứng cây cho vụ Thu Đông để hạn chế đổ ngã khi ảnh hưởng của mưa bão.

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônĐồ họa: Đăng Hiếu

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Đồ họa: Đăng Hiếu

Thái Lan và Trung Quốc sau khi trải qua cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008, giờ họ cũng đã có kinh nghiệm và chuẩn bị nhiều giải pháp ứng phó.

Mới đây, Thái Lan đã khuyến khích nông dân chuyển hướng từ trồng lúa sang trồng bắp, đậu để tiết kiệm nước và đảm bảo nguồn cung lương thực. Tại Trung Quốc - nơi tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới - có nguy cơ giảm sản lượng khi mưa lớn xuất hiện ở nhiều vùng sản xuất lương thực phía Đông Nam Trung Quốc. Tuy nhiên, trước đó Chính phủ nước này đã chuẩn bị cho nguồn lương thực từ năm 2021.

Từ năm 2021 tới nay, nước này đã thu hồi hơn 170.000 ha đất để chuyển sang canh tác, nhằm đảm bảo tự chủ nguồn lương thực nuôi sống 1,4 tỷ dân. Năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hối thúc các ban ngành duy trì 120 triệu ha đất canh tác trên cả nước, con số mà Bắc Kinh cho rằng đủ để đảm bảo nguồn cung trong nước. Từ đầu năm tới nay, nước này đang kêu gọi người dân giảm trồng cây ăn trái, tăng trồng cây lương thực, trong đó có lúa.

Trước các biện pháp ứng phó từ nhiều quốc gia và bối cảnh hiện tại, các chuyên gia lúa gạo cho rằng giá gạo xuất khẩu có thể tăng từ đây đến cuối năm nhưng chỉ quanh mốc 600-800 USD một tấn.

"Rất khó để cán mốc giá 1.000 USD như năm 2008, bởi khi thế giới trong cuộc khủng hoảng, các nước châu Phi cần viện trợ, theo chủ trương nhân đạo, Ấn Độ buộc phải dỡ bỏ lệnh cấm", ông Xuân cho hay.

Theo GS.TS Bùi Chí Bửu, các doanh nghiệp nên tận dụng thời cơ lúc này để xuất khẩu nhưng không nên thu gom ồ ạt rồi găm hàng. "Nếu tích trữ, đầu cơ, doanh nghiệp nguy cơ vỡ trận khi Ấn Độ bỏ lệnh cấm, hàng tồn kho tăng cao trong khi hạn sử dụng gạo chỉ 3-6 tháng", ông khuyến cáo.

Các chuyên gia cũng cho rằng giá gạo trong nước đang cao hơn thế giới, điều này cho thấy cung đang vượt cầu. Do đó, nông dân, thương lái và doanh nghiệp cần "tỉnh táo".

Để kiểm soát giá gạo trong nước, mới đây Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng đã yêu cầu kiểm tra các cơ sở kinh doanh, kho nhằm kiểm soát nguồn cung, ngăn hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá gạo bất hợp lý.

Năm nay, Việt Nam gieo trồng lúa khoảng 7,1 triệu ha, dự kiến cho sản lượng 43 triệu tấn thóc một năm, tương đương 27-28 triệu tấn gạo. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy xuất khẩu gạo đạt gần 4,9 triệu tấn trong 7 tháng đầu năm, đem về hơn 2,6 tỷ USD, tăng hơn 31% so với cùng kỳ 2022.

Thi Hà

Xem thêm: lmth.5532464-8002-us-hcil-hnid-ig-cahk-yan-neih-oag-aig-tos-noc/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cơn sốt giá gạo hiện nay khác gì đỉnh lịch sử 2008?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools