vĐồng tin tức tài chính 365

Đê biển Tây 'kêu cứu'

2023-08-20 14:49
Đê biển Tây đang bị uy hiếp, những lúc sóng lớn có thể cao tới hơn 1,8m làm chìm các phương tiện và đe dọa đến diện tích đất sản xuất - Ảnh: T.HUYỀN

Đê biển Tây đang bị uy hiếp, những lúc sóng lớn có thể cao tới hơn 1,8m làm chìm các phương tiện và đe dọa đến diện tích đất sản xuất - Ảnh: T.HUYỀN

10 năm biển cuốn hơn 5.000ha đất

Đê biển Tây ở Cà Mau có chiều dài 108km xuất phát từ Kênh Năm thuộc xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân và kết thúc tại kênh Tiểu Dừa thuộc xã Khánh Tiến, huyện U Minh.

Tuyến đê biển này bảo vệ cho gần 129.000ha đất nông nghiệp và hơn 26.000 hộ dân Cà Mau sống trong đê. Hiện tuyến đê biển này mới có 51km được "cứng hóa" bằng bê tông.

Còn lại 57km, đoạn từ Hương Mai đến Khánh Hội và từ Sông Đốc đến Kênh Năm, vẫn chỉ là đê đất, đang được đắp bờ "cơm nếp" nên khi thời tiết thay đổi, mưa gió nhiều là sóng biển đánh trực tiếp vào thân đê, đe dọa việc sản xuất và cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Bà Huỳnh Mỹ Lệ (xã Khánh Hội, huyện U Minh) cho biết ba năm trở lại đây thời tiết đổi thay, sóng biển to và cao. "Dù có đê biển nhưng mỗi lần nước lớn dâng lên trong vòng nửa tiếng là đứng trong nhà ngập đến hơn nửa người. Mùa biển động, nước dâng tôi không dám ngủ", bà Lệ cho hay.

Còn chị Võ Thị Đông (xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) cũng chưa quên được đợt triều cường năm rồi khi cùng các con chỉ kịp với lấy hai bộ đồ để chạy thoát thân ra khỏi căn nhà bị sóng đánh sập. Nước dâng nhanh, chẳng mấy chốc căn nhà của chị ngập hơn 1,5m.

UBND tỉnh Cà Mau cho biết địa phương có 254km bờ biển thì có đến 187km bị sạt lở nặng. 10 năm nay, sạt lở bờ biển đã làm mất khoảng 5.250ha đất và rừng phòng hộ, tương đương diện tích một xã của tỉnh này.

Đầu năm 2023 đến nay, sạt lở làm nhiều công trình bị nước cuốn trôi, hơn 230 căn nhà bị nước nhấn chìm, ước tổng thiệt hại trên 1.000 tỉ đồng.

Tại Kiên Giang, đê biển Tây có chiều dài khoảng 200km chạy dài từ xã Vân Khánh Tây, huyện An Minh đến TP Hà Tiên.

Sạt lở bờ biển trên địa bàn tỉnh đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng. Đặc biệt, bờ biển ở các huyện An Biên, Hòn Đất, Kiên Lương và TP Hà Tiên... bị sạt lở với tổng chiều dài hơn 56km.

Gần nhất là vào tháng 6-2022, ảnh hưởng mưa và gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên đoạn đê biển Tây ở xã Vân Khánh bị sóng đánh gây sạt lở, đứt đoạn dài 30m. Đê vỡ khiến cho 500ha sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương bị ảnh hưởng nặng nề.

Có kè chắn sóng nhưng vẫn lo

Những ngày đầu tháng 8-2023, chúng tôi trở lại xã Vân Khánh, huyện An Minh - nơi có đoạn đê biển Tây sạt lở nghiêm trọng nhất của tỉnh Kiên Giang. Từ ngoài xa, các con sóng bạc đầu liên tiếp cuộn tròn đánh mạnh vào kè chắn sóng tạo âm thanh ầm ầm.

Anh Phạm Ngọc Dương - cán bộ ở xã Vân Khánh - nói cuối năm 2022, kè chắn sóng bảo vệ đê biển Tây (đoạn thuộc huyện An Minh) đã làm xong và bàn giao cho địa phương đưa vào sử dụng 27km. Còn lại 5km (đoạn từ Thứ 9 đến Xẻo Bần) đang gấp rút thi công.

Trong khi đó, ông Bùi Văn Đông - hạt trưởng Hạt quản lý đê điều Cà Mau - cho biết đê biển Tây ở những điểm chưa được nâng cấp thì nơi cao nhất chỉ khoảng 1,6m nhưng những năm gần đây, triều cường cao trung bình từ 2,5 - 2,6m, có thời điểm còn cao hơn.

Khi triều cường xảy ra tất yếu sẽ có nhiều khu vực bị ngập nặng, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của người dân.

Thậm chí, nước biển dâng nhanh, sóng mạnh nên đoạn kè khoảng 12km có đá hộc bên trong có hiện tượng bị lún, không còn đúng cao trình như thiết kế ban đầu. Với tình hình thực tế hiện nay nên địa phương cần phải duy tu, bảo dưỡng những đoạn kè này.

Ông Nguyễn Tiến Hải, bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, cho rằng với diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu như hiện nay, cần phải chủ động hơn và xử lý dứt điểm các điểm sạt lở này trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.

Nếu không thì thiệt hại sẽ ngày càng lớn, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

"Chúng tôi cần khoảng 3.400 tỉ đồng để khắc phục sạt lở 89km đang ảnh hưởng nguy hiểm đến đời sống sản xuất của người dân. Bên cạnh đó cần đầu tư xây dựng thêm bảy khu tái định cư để sắp xếp di dời hơn 1.380 hộ dân vào nơi an toàn", ông Hải cho biết.

Làm ngay 20km đê biển Tây ở Cà Mau

Sau chuyến khảo sát thực trạng sạt lở ở Cà Mau mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhận định tình hình sạt lở đang rất nghiêm trọng.

"Trước mắt, các địa phương cần rà soát lại những khu vực nào sạt lở có ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, những hộ dân có nguy cơ cao bị sạt lở thì phải chủ động di dời ngay để đảm bảo tính mạng. Đê biển Tây hơn 20km (đoạn Cà Mau) đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng sẽ làm trước với kinh phí 700 tỉ đồng, cố gắng hoàn thiện trong năm nay", Thủ tướng nói.

Riêng UBND tỉnh Kiên Giang cũng kiến nghị trung ương sớm hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Kiên Giang thực hiện nâng cấp, kiên cố hệ thống đê biển Tây và kết hợp làm đường giao thông ven biển, đặc biệt là tuyến đê ven biển An Biên - An Minh, góp phần ổn định cuộc sống người dân.

Biển lấn đất, ta dựng kè lấn biển

Thi công đoạn kè rọ đá chân đê (khu vực còn ít rừng phòng hộ ở Cà Mau) để bảo vệ đê trước mùa mưa bão - Ảnh: T.HUYỀN

Thi công đoạn kè rọ đá chân đê (khu vực còn ít rừng phòng hộ ở Cà Mau) để bảo vệ đê trước mùa mưa bão - Ảnh: T.HUYỀN

Vài năm trở lại đây, sạt lở khốc liệt khiến một số nơi không còn đai rừng phòng hộ. Tuy vậy, nhờ bờ kè tạo bãi xây dựng theo kiểu phá sóng, giữ phù sa bồi đắp cho cây rừng tái sinh và phát triển nên đã có gần 1.000ha rừng phòng hộ ven biển tại Cà Mau được khôi phục.

Kè tạo bãi là dùng cọc bê tông ly tâm đóng liền kề hai dãy cách nhau khoảng 2m, giữa hai dãy cọc là các rọ đá hộc có tác dụng phá sóng.

Nước biển mang phù sa sau khi tràn qua kẽ đá không còn sức gây hại cho bờ biển và phù sa được ngưng tụ lại bên trong dãy kè. Lâu dần phù sa sẽ bồi lắng tạo thành bãi cho cây mắm, cây đước sinh sôi, rừng sẽ được khôi phục.

Ông Bùi Văn Đông - hạt trưởng Hạt quản lý đê điều Cà Mau - cho biết 5 năm qua, đê biển Tây ở Cà Mau nhiều lần bị sóng biển uy hiếp đến chân đê, nhiều chỗ bị nước tràn qua nhưng nhờ ứng cứu kịp thời nên chưa có đoạn đê nào bị vỡ lớn. Khu vực sản xuất của bà con trong đê vẫn cơ bản an toàn.

Theo ông Đông, tại những đoạn đê không có kè chắn sóng, cây mắm, cây đước nhỏ sẽ không trụ được trước áp lực sóng to luôn dội bờ và rất dễ bị cuốn cả gốc rễ ra biển.

"Riêng một số đoạn có kè ngầm tạo bãi đã phát huy được tác dụng, rừng đã mọc mới trở lại. Có bờ kè chắn được sóng ở bên ngoài, bên trong kè, phù sa sẽ lắng tụ, lâu ngày thành bãi bồi tạo điều kiện để cây rừng tái sinh, phát triển thành rừng phòng hộ bảo vệ đê hiệu quả", ông Bùi Văn Đông nói.

Theo ông Tô Quốc Nam - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, ngoài các giải pháp công trình và mở rộng thêm diện tích rừng phòng hộ, sở còn phối hợp với các lực lượng tăng cường bảo vệ, chăm sóc diện tích rừng phòng hộ còn lại để cho cây rừng phát triển tốt, tạo vành đai vững chắc để chắn sóng, chắn gió cho các khu dân cư trong bờ đê.

Bên cạnh chú trọng đầu tư mới hệ thống kè và đê, những năm qua hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang triển khai kê liếp để trồng được nhiều hơn cây mắm trắng đã giúp cho bờ đê được chắc chắn hơn, từng tấc đất được lấn dần ra biển.

"Chỉ 5 năm trước khu vực này sạt lở đến chân đê. Bây giờ, cây rừng mới đã mọc lại từ chính nơi đây. Mỗi cây rừng mọc lên là thêm một hy vọng cho vùng đất này. Cây mắm có sức sống và chống lở rất tốt, tôi nghĩ chỉ vài năm nữa thôi là khu vực này an toàn rồi", ông Nguyễn Văn Đấu, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, phấn khởi.

Cà Mau ban hành tình huống khẩn cấp sạt lở 4 đoạn đê biển TâyCà Mau ban hành tình huống khẩn cấp sạt lở 4 đoạn đê biển Tây

TTO - Ngày 27-8, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải đã ký quyết định tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây. Đoạn thuộc địa bàn huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời.

Xem thêm: mth.88722200102803202-uuc-uek-yat-neib-ed/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đê biển Tây 'kêu cứu'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools