vĐồng tin tức tài chính 365

(Chuyên gia tư vấn) Làm gì với 300 triệu đồng nhàn rỗi?

2023-08-21 06:53

Tôi sống tại TP HCM, làm nhân viên phiên dịch. Tôi có khoảng 300 triệu đồng tiền nhàn rỗi nhưng không biết làm gì để sinh lãi.

Dạo trước tôi gửi tiết kiệm, nhưng nay thấy không hấp dẫn nữa. Tôi tự cảm nhận số tiền này khá ít ỏi. Nhưng tôi vẫn mong chuyên gia tư vấn giúp, nên rót vào đâu để sinh lãi bền vững và tốt hơn ạ.

My Phan

Nhân viên đang đếm tiền gửi của khách tại một ngân hàng. Ảnh: Thanh Tùng

Nhân viên đang đếm tiền gửi của khách tại một ngân hàng. Ảnh: Thanh Tùng

Chuyên gia tư vấn:

Đầu tiên, bạn cần duy trì một quỹ khẩn cấp giá trị từ 3-6 tháng thu nhập của mình dưới dạng tài sản có tính thanh khoản cao nhất như tiền mặt hoặc tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn. Khoản này để phòng ngừa cho những rủi ro có thể xảy đến trong tương lai.

Phần tiền còn lại bạn có thể lựa chọn các lớp tài sản đầu tư khác có khả năng sinh lời cao hơn. Lưu ý, việc lựa chọn tài sản đầu tư phù hợp phụ thuộc vào các yếu tố như mục tiêu đầu tư (muốn bảo toàn vốn, muốn có dòng thu nhập đều đặn hay muốn tăng trưởng tài sản), thời gian đầu tư, lợi nhuận kỳ vọng cùng với khả năng chấp nhận rủi ro và mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

Chúng ta hãy điểm qua một vài lớp tài sản đầu tư phổ biến.

Đầu tiên là vàng. Theo thống kê, nếu nắm giữ vàng từ năm 2010 đến năm 2022 (12 năm), lợi nhuận trung bình hàng năm sẽ vào mức 5,8%. Giá vàng thế giới trong 100 năm qua cũng không hẳn mang lại mức lợi nhuận quá hấp dẫn. Do đó, vàng nên được xem như một tài sản phòng thủ tốt trong các giai đoạn khủng hoảng kinh tế hoặc có những bất ổn lớn về địa chính trị, khi niềm tin vào hệ thống tiền tệ của quốc gia hoặc thế giới bị giảm sút. Vàng cũng là một tài sản chống lại lạm phát tốt, thanh khoản cao nhưng không an toàn khi cất giữ và biên độ biến động cao.

Tiếp đến là trái phiếu. Khi đầu tư vào trái phiếu nhất định nào đó, nhà đầu tư đã bỏ qua bước trung gian ngân hàng và trực tiếp mang tiền cho doanh nghiệp vay. Do đó chúng ta sẽ kỳ vọng một mức lợi nhuận cao hơn tiền gửi tiết kiệm, thông thường sẽ từ 1% đến gần 6% tùy vào loại trái phiếu và tín nhiệm của tổ chức phát hành. Lợi nhuận cao hơn tất nhiên sẽ đi kèm rủi ro nhiều hơn, cụ thể là rủi ro mất vốn nếu đầu tư vào trái phiếu của các công ty kém chất lượng. Một cách khác an toàn hơn là bạn trả một khoản phí để các quỹ đầu tư chuyên nghiệp thực hiện rót tiền vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Đa phần các quỹ đều có quy trình đầu tư chặt chẽ cùng nhiều lợi thế, có thể giảm thiểu rủi ro trong quá trình đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Đầu tư qua quỹ cũng có thể mang lại một mức lợi suất kỳ vọng cao hơn so với việc gửi tiết kiệm.

Về cổ phiếu, kể từ khi thành lập đến nay chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam là VN-Index, mang lại mức lợi nhuận bình quân 12,6% một năm. Đây là con số rất hấp dẫn nếu so với gửi tiết kiệm. Tuy nhiên đi cùng với đó là rủi ro và biến động cao bởi thị trường cổ phiếu có tính chu kỳ rất lớn. Kênh này chịu sự ảnh hưởng của những yếu tố vĩ mô như chu kỳ kinh tế thế giới, trong nước, chu kỳ tiền tệ; cũng như những yếu tố vi mô hơn như chu kỳ kinh doanh của từng ngành, từng doanh nghiệp. Đầu tư cổ phiếu cũng đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm, thông tin và thời gian để có thể đầu tư hiệu quả. Cũng tương tự như trái phiếu, bạn cũng có thể ủy thác cho một đơn vị đầu tư chuyên nghiệp như các quỹ đầu tư để thực hiện tham gia vào lớp tài sản này.

Ngoài ra còn có một lớp tài sản rất phổ biến của người Việt Nam là bất động sản. Bất động sản là một loại hình tài sản có rủi ro rất cao, đặc biệt là rủi ro thanh khoản hay rủi ro pháp lý và cũng cần nhiều vốn để đầu tư. Tuy nhiên địa ốc có đặc tính lưu giữ và gia tăng giá trị tốt khi tham gia trong thời gian dài, đặc biệt là ở các quốc gia có dân số trẻ, tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh như Việt Nam. Bất động sản cũng có thể sinh ra dòng thu nhập đều đặn khi cho thuê.

Tóm lại, với trường hợp của bạn, tôi tạm thời đưa ra giả định như thu nhập hàng tháng của bạn ở mức 20 triệu đồng và bạn là người ở độ tuổi 30, có khẩu vị rủi ro trung bình. Hãy để dành từ 60-120 triệu đồng ở dưới dạng tiền gửi tiết kiệm. Phần còn lại của tài sản có thể phân bổ 70% vào cổ phiếu và 30% vào trái phiếu, có thể tự tham gia hoặc thông qua các quỹ đầu tư.

Phạm Lê Duy Nhân

Trưởng phòng Quản lý danh mục đầu tư
Công ty Quản lý quỹ Vietcombank (VCBF)

Xem thêm: lmth.9063464-ior-nahn-gnod-ueirt-003-iov-ig-mal-nav-ut-aig-neyuhc/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“(Chuyên gia tư vấn) Làm gì với 300 triệu đồng nhàn rỗi?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools