Trước đó, vào tháng 10 và tháng 11-2022 cũng đã xảy ra tình trạng hàng tấn cá chết nổi trắng hồ Tây, khiến UBND TP Hà Nội phải chỉ đạo tìm hiểu nguyên nhân và hướng xử lý.
Sau đó, theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội gửi UBND TP, đơn vị này đã chỉ đạo Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội theo dõi, kiểm tra, thực hiện công tác duy trì vệ sinh, thu gom vận chuyển về bãi xử lý theo quy định.
Qua theo dõi về công tác duy trì, vận hành mực nước hồ Tây phục vụ thoát nước, hằng năm vào khoảng các tháng 9, 10, khi thời tiết giao mùa thường xảy ra hiện tượng cá chết lác đác trên các hồ nội thành.
Chất lượng quan trắc nước hồ Tây cho thấy thông số oxy hòa tan (DO) có thay đổi liên tục. Báo cáo kết quả quan trắc thụ động sau khi lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường nước ở 7 vị trí khác nhau tại hồ Tây của Sở Tài nguyên và Môi trường, cho thấy nồng độ oxy hòa tan của 7/7 mẫu đều nằm trên ngưỡng giới hạn tối thiểu cho phép (≥ 4mg/l) khi có nồng độ dao động 6,95 - 7,64mg/l.
7/7 mẫu đều có 4/16 thông số BOD, COD, Amoni xấp xỉ hoặc vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn. Riêng vị trí cửa cống thông hồ Trúc Bạch có thêm thông số tổng Coliforms vượt quy chuẩn so sánh 2 lần (15.000/7.500).
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, cá chết là do hiện tượng thiếu không khí, hàm lượng oxy giảm; ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại cho rằng do khối lượng cá trong hồ nhiều, chất lượng nước ô nhiễm, có khí độc (do bùn, tảo... gây ra), cá bị bệnh...
Xem thêm: mth.10703956132803202-aum-oaig-cul-yat-oh-tam-yad-ion-tehc-ac/nv.ertiout