vĐồng tin tức tài chính 365

Làm gì để thu hút lao động bậc cao vào Việt Nam?

2023-08-24 12:23
Anh Nano Morante (người Argentina) thành lập Công ty Plastic People với người đồng sáng lập là Nestor Catalan (người Tây Ban Nha) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Anh Nano Morante (người Argentina) thành lập Công ty Plastic People với người đồng sáng lập là Nestor Catalan (người Tây Ban Nha) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có tờ trình gửi Chính phủ về dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 152/2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, việc này bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước cũng như nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam thời gian tới. 

Lao động bậc cao được ưu tiên ra sao?

Mở cửa cho lao động bậc cao...

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội - cho hay Việt Nam đã có cơ chế quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động trước đây cũng như bộ luật năm 2019. 

Theo đó, quy định rất rõ điều kiện, trình tự, thủ tục để tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam. Việc này thực hiện theo nguyên tắc chỉ tuyển dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước không đáp ứng được. 

Mặt khác, lao động nước ngoài chỉ được tuyển dụng các vị trí như làm quản lý, chuyên môn kỹ thuật, trình độ cao... Việc này nhằm bảo vệ người lao động, bảo vệ việc làm trong nước.

Tuy nhiên, "những ngành nghề mà lao động trong nước không đáp ứng được phải mở cửa cho lao động nước ngoài vào. Việc này giúp đáp ứng yêu cầu cho doanh nghiệp, đồng thời cũng giúp lao động Việt Nam hưởng lợi qua việc học tập phong cách, kỹ năng làm việc của người lao động nước ngoài. Việc mở rộng cho lao động nước ngoài vào sẽ giúp thúc đẩy kinh tế phát triển", ông Nghĩa nêu rõ.

Về giải pháp thu hút nguồn lao động nước ngoài chất lượng cao vào Việt Nam, theo ông Nghĩa, cần các yếu tố, biện pháp tổng thể. Trong đó, thứ nhất là yếu tố thị trường. Khi cung lao động lớn hơn cầu sẽ giúp thu hút người lao động ở khắp nơi trên thế giới đổ về. 

Thứ hai là các điều kiện lao động gồm tiền lương, các chế độ phúc lợi, bảo hiểm... Đây là yếu tố mang tính thị trường và giữa doanh nghiệp với người lao động sẽ có sự thương thảo, cam kết với nhau. 

Còn về phía Nhà nước, theo ông Nghĩa, cần tạo ra các điều kiện thông thoáng, mở cửa để cho người lao động nước ngoài có chất lượng cao có thể dễ dàng vào Việt Nam làm việc. Đồng thời cần xây dựng các cơ chế, chính sách để họ yên tâm làm việc. Ngoài ra, các yếu tố về môi trường sống, chăm sóc y tế sức khỏe... cũng cần được cải thiện, nâng cao. 

"Người lao động nước ngoài có chất lượng cao khi chọn một quốc gia làm việc sẽ cân nhắc rất nhiều yếu tố. Do đó, Việt Nam cần tạo ra những điều kiện thuận lợi, cạnh tranh hơn so với các nước xung quanh như Malaysia, Thái Lan, Philippines... để họ lựa chọn và yên tâm làm việc ở đây", ông Nghĩa nói thêm.

Còn ông Lê Quang Long - trưởng Ban quản lý Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội - cho rằng trong dự thảo nghị định mới có đề xuất không yêu cầu chuyên gia, lao động kỹ thuật người nước ngoài phải có bằng đại học đúng chuyên ngành dự kiến làm việc là hợp lý. 

Theo ông Long, việc này sẽ tạo thuận lợi cho người nước ngoài tìm kiếm việc làm ở Việt Nam, nhất là lao động chất lượng cao, đáp ứng ngành nghề lao động Việt chưa đáp ứng được như trí tuệ nhân tạo (AI), hàng không... 

Tuy nhiên, ông cho rằng với các nghề đặc thù như bác sĩ, giáo viên, kế toán... khi tuyển lao động là người nước ngoài phải có thêm chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế của các đơn vị, tổ chức có uy tín cấp, được các nước công nhận đi kèm, không phải cứ gắn "mác" chuyên gia nước ngoài là được cấp phép một cách "ồ ạt".

Cũng theo ông Long, các cơ quan cũng cần chú trọng, xem xét cấp phép cho lao động nước ngoài có trình độ cao làm nhiều địa điểm. Việc này sẽ thu hút thêm chuyên gia chất lượng cao, tạo điều kiện học hỏi, cọ xát, tích lũy kinh nghiệm cho nhân sự Việt, thu hút đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, cần có chính sách khuyến khích, đào tạo chuyên gia, cán bộ chất lượng cao đáp ng yêu cầu của doanh nghiệp trong 5, 10, 15 năm tới, nhất là các ngành tương lai như công nghệ thông tin, tự động hóa. 

"Lao động Việt phải tự phấn đấu học tập, rèn luyện, nâng cao kỹ năng, tay nghề để cạnh tranh với người nước ngoài. Chúng ta cần quy định tỉ lệ lao động Việt nhất định để tạo việc làm cho người Việt nhưng không có nghĩa đó là "hàng rào bảo vệ" để người kém năng lực làm quản lý", ông Long nêu rõ.

Trong khi đó, bà Đặng Ngọc Thu Thảo - giám đốc vận hành, dịch vụ khoán việc và cho thuê lại lao động miền Bắc, ManpowerGroup Việt Nam - cho hay để khuyến khích chuyên gia, lao động nước ngoài có trình độ cao vào Việt Nam, điều quan trọng nhất là cần tạo môi trường làm việc tốt, đơn giản hóa thủ tục cho các đối tượng này. 

Cụ thể, bà Thảo đề xuất tăng thời gian lưu trú cho nhóm lao động nước ngoài có trình độ cao cũng như miễn giấy phép lao động trong ngắn hạn (6 tháng trở xuống). Bên cạnh đó, trường hợp chuyên gia đã làm việc tại Việt Nam dài hạn (ví dụ trên 10 năm) có thể được miễn giấy phép ở các năm tiếp theo thay vì sau hai năm phải cấp phép còn lại.

Cũng theo bà Thảo, để kiểm soát chất lượng lao động nước ngoài, cơ quan quản lý cần có cơ chế thanh tra, kiểm tra bằng cấp của nhóm này và coi đây vẫn là một trong các tiêu chí cấp giấy phép lao động. Bà Thảo cũng chỉ rõ một số ngành nghề, chuyên môn cần bổ sung các yếu tố xác minh về kinh nghiệm làm việc để chứng minh lao động nước ngoài có đủ kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho công việc. 

Ví dụ, kế toán kiểm toán có chứng chỉ ACCA, tài chính có CFA... Ngoài ra, bà Thảo đề xuất không yêu cầu lao động nước ngoài phải có bằng đại học đúng chuyên ngành dự kiến làm việc tại Việt Nam. Bởi thực tế có nhiều chuyên gia nước ngoài gặp khó khăn khi làm thủ tục cấp phép lao động do vướng quy định tại nghị định 152/2020 về người nước ngoài làm việc ở Việt Nam và tuyển dụng, quản lý đối tượng này.

Một chuyên gia trong lĩnh vực nhân lực cũng đề nghị cần sớm sửa đổi các quy định về ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho các chuyên gia nước ngoài để mở rộng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam. Đồng thời, các chính sách về mua, sở hữu nhà ở của người nước ngoài làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp tại Việt Nam cũng nên thông thoáng, tạo điều kiện hơn. Bởi khi "an cư" thì họ sẽ "lạc nghiệp" tốt hơn.

Người nước ngoài làm việc tại một công ty ở quận Bình Thạnh, TP.HCM  - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Người nước ngoài làm việc tại một công ty ở quận Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Để hạn chế lao động bậc thấp

Bên cạnh việc thu hút lao động người nước ngoài chất lượng cao, một vấn đề khác cũng được đặt ra đó là cần hạn chế lao động người nước ngoài bậc thấp vào Việt Nam. 

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa chỉ rõ hiện nay Bộ luật Lao động và pháp luật đã quy định rất rõ những trường hợp nào được phép vào Việt Nam làm việc. Đồng thời, cũng quy định cụ thể các trường hợp phải có giấy phép lao động, trường hợp nào được miễn. 

"Với các trường hợp lao động nước ngoài phổ thông thuần túy mà lao động người Việt Nam có thể đáp ứng thì tôi tin đó là lao động không hợp pháp - hay nói theo dân gian là "lao động chui". Các trường hợp lao động này thường đi vào Việt Nam qua nhiều con đường khác nhau như du lịch xong trốn vào làm việc và thay đổi liên tục để lẩn tránh được sự kiểm soát của cơ quan nhà nước. 

Đây là thực trạng mà các cơ quan chức năng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các chủ lao động sử dụng lao động không có giấy phép lao động, lao động chui", ông Nghĩa nhấn mạnh.

Còn PGS.TS Phạm Thị Bích Ngọc (khoa kinh tế và quản lý nguồn nhân lực, Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội) cho rằng có hai việc cần làm để hạn chế lao động bậc thấp người nước ngoài vào Việt Nam. 

Trong đó, đầu tiên cần nâng cao năng lực, đào tạo chất lượng cho lao động phổ thông trong nước để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, tránh cho doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn lao động nước ngoài. Cùng với đó, cần có các cơ chế, chính sách để tạo cơ hội việc làm đa dạng cho lao động trong nước. 

Bên cạnh đó, theo bà Ngọc, cơ quan chức năng cần xây dựng các hàng rào kỹ thuật trong việc kiểm tra, đánh giá chặt chẽ năng lực của lao động nhập cảnh vào Việt Nam. Thực hiện đúng quy định của pháp luật trong việc chỉ cho phép các lao động là chuyên gia, nhân lực kỹ thuật có chất lượng cao, đảm bảo chuẩn lao động quốc tế vào làm. Không để lọt những trường hợp lao động có trình độ thấp, giản đơn vào làm việc để ảnh hưởng đến lao động trong nước.

Liên quan đến việc cấp phép cho lao động nước ngoài, trong dự thảo nghị định sửa đổi, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất hai phương án. 

Cụ thể, phương án 1 giao sở LĐ-TB&XH quản lý lao động nước ngoài trên địa bàn. Tuy vậy, phương án này không linh hoạt khi UBND cấp tỉnh cần phân cấp, ủy quyền cho cơ quan khác tại địa phương thực hiện. 

Phương án 2 giao UBND cấp tỉnh quản lý lao động nước ngoài, trong đó có cấp giấy phép lao động trên địa bàn. Và bộ này đề xuất lựa chọn phương án 1 thực hiện về công tác quản lý lao động nước ngoài (trong đó có cấp giấy phép lao động…) tại địa phương và trách nhiệm quản lý nhà nước thuộc sở là đầu mối duy nhất tại địa phương.

Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Đồ họa: TUẤN ANH

Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Đồ họa: TUẤN ANH

Không cần có bằng đại học đúng chuyên ngành tìm việc

Theo Bộ LĐ-TB&XH, dự thảo nghị định quy định rõ các điều kiện tuyển dụng lao động nước ngoài. Trong đó, về điều kiện tuyển dụng, đối với chuyên gia, dự thảo nghị định đề xuất sửa đổi tốt nghiệp đại học trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

Quy định này đã mở rộng điều kiện chỉ cần có kinh nghiệm phù hợp và có bằng đại học trở lên mà không cần phải có bằng đại học được đào tạo đúng chuyên ngành dự kiến làm việc.

Cần giảm thời gian cấp phép

Đại diện một doanh nghiệp FDI tại Bắc Ninh cho biết khó khăn nhất khi tuyển dụng lao động nước ngoài có trình độ là xin cấp phép lao động. Theo đó, hồ sơ, thủ tục và thời gian duyệt hồ sơ có khi mất 1-3 tháng tùy theo vị trí việc làm, nhất là lao động có bằng cấp không phù hợp với vị trí quản lý. Ví dụ, ông A có bằng đại học ngành kỹ thuật rất khó khi để nhận vị trí giám đốc điều hành.

Vị này kiến nghị giảm thời gian cấp phép cho lao động nước ngoài, đơn giản hóa thủ tục, bởi thực tế công ty chỉ thuê người nước ngoài làm quản lý cấp cao, còn cấp trưởng phòng thì nhân sự Việt có thể đảm nhiệm.

UAE triển khai nhiều chính sách hấp dẫn để thu hút nhân tài quốc tế    - Ảnh: Exporttown.com

UAE triển khai nhiều chính sách hấp dẫn để thu hút nhân tài quốc tế - Ảnh: Exporttown.com

Chính sách thị thực hút nhân tài ở Singapore, UAE

Trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ thực tế ảo (VR), blockchain, in 3D và điện toán lượng tử đang và sẽ làm thay đổi bộ mặt của thế giới.

Trong thập niên tới, quốc gia nào làm chủ lĩnh vực này sẽ có khả năng dẫn đầu toàn cầu. Vì vậy, nhiều quốc gia đã triển khai các chính sách thị thực hấp dẫn để thu hút nhân tài quốc tế trong các lĩnh vực chiến lược, nổi bật là Singapore và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).

Cho phép làm nhiều công ty cùng lúc

Theo blog Singapore Company Incorporation, Singapore là một trong những quốc gia thành công nhất trong việc thu hút nhân tài trên khắp thế giới. Theo Chỉ số năng lực cạnh tranh nhân tài toàn cầu năm 2022 của Insead, Singapore đứng thứ 2 (sau Thụy Sĩ) và là đại diện châu Á duy nhất trong top 10.

Vào tháng 1-2021, Singapore đã triển khai thị thực mang tên Tech.Pass - cho phép doanh nhân, lãnh đạo và chuyên gia công nghệ nước ngoài làm việc, mở nhiều công ty công nghệ tại Singapore. Đến tháng 8-2022, Bộ trưởng Bộ Nhân lực Tan See Leng giới thiệu loại Thẻ mạng lưới và chuyên môn nước ngoài (ONE) - một loại giấy phép lao động với thời hạn 5 năm - cho phép các ứng viên nước ngoài đủ điều kiện làm việc cùng lúc cho nhiều công ty.

Đối tượng được cấp ONE là những người kiếm được ít nhất 30.000 SGD/tháng (khoảng 22.000 USD) hoặc có thành tích xuất sắc trong chuyên môn. Cho đến nay, ONE là một trong những chính sách hút nhân tài quốc tế linh hoạt và hấp dẫn nhất của Singapore.

Thành công trong thu hút nhân tài quốc tế của Singapore còn nằm ở nền tảng kinh tế vững mạnh, đa dạng, tập trung vào lĩnh vực đổi mới và công nghệ.

Đây là lý do để 80/100 doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới chọn đặt trụ sở tại Singapore, có thể kể đến các "gã khổng lồ" Google, IBM, Microsoft hay thế hệ công ty công nghệ trẻ hơn là Zoom, Bytedance (công ty chủ quản của TikTok) và Tencent. Ngoài ra, môi trường chính trị ổn định, tỉ lệ tội phạm thấp hay mức sống cao cũng là lý do để nhiều nhân tài chọn Singapore làm nơi sinh sống và làm việc.

Có thể đưa theo gia đình

Hồi năm 2020, Insead xếp UAE đứng thứ ba thế giới và đứng đầu khu vực về khả năng thu hút nhân tài, hơn 1/4 trong số 500 công ty lớn nhất thế giới có trụ sở quốc tế hoặc khu vực tại đây. Thu hút nhân tài là ưu tiên tầm cỡ quốc gia của UAE, họ mở rộng cánh cửa chào đón hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Tháng 9-2021, UAE ra mắt Dự án 50 (Project of the 50) gồm một loạt biện pháp của chính phủ nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của quốc gia trong 5 thập niên tới. Các lĩnh vực được ưu tiên bao gồm khởi nghiệp, kinh tế số, hàng không và công nghệ tiên tiến. Tất cả hướng đến đưa UAE thành một trung tâm toàn diện trong mọi lĩnh vực, là điểm dừng chân lý tưởng cho những bộ óc thiên tài nhất thế giới.

Nổi bật nhất trong Dự án 50 là kế hoạch cung cấp thị thực xanh (green visa) với thời hạn 5 năm cho chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, doanh nhân và sinh viên nước ngoài xuất sắc. Loại thị thực này cho phép tự nộp đơn mà không cần có nhà tuyển dụng bảo lãnh.

Để đủ điều kiện cấp thị thực xanh, người nộp đơn cần có mức lương tối thiểu là 15.000 AED/tháng (khoảng 4.000 USD) và có bằng cử nhân trong lĩnh vực đòi hỏi trình độ cao như khoa học, luật, giáo dục, văn hóa... Họ cũng có thể bảo lãnh cha mẹ, anh chị em ruột, vợ và con (con gái chưa lập gia đình, giới hạn 25 tuổi cho con trai) đến UAE.

Tiếp nối những sáng kiến trên, UAE ra mắt Chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài vào tháng 4-2022. Theo cổng thông tin Chính phủ UAE, chiến lược này hướng đến đưa UAE vào nhóm 10 quốc gia hàng đầu về chỉ số cạnh tranh nhân tài toàn cầu, đảm bảo nguồn nhân tài sẵn có trên tất cả các lĩnh vực chiến lược, đồng thời để củng cố hình ảnh của quốc gia Trung Đông này như một điểm đến lý tưởng để sống và làm việc.

Những quốc gia dẫn đầu OECD về thu hút lao động trình độ caoNhững quốc gia dẫn đầu OECD về thu hút lao động trình độ cao

Ngày 9/3, OECD đã công bố báo cáo mới nhất về các quốc gia thành viên dẫn đầu về thu hút nhân tài thế giới, sau danh sách đầu tiên được công bố năm 2019.

Xem thêm: mth.7571738042803202-man-teiv-oav-oac-cab-gnod-oal-tuh-uht-ed-ig-mal/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Làm gì để thu hút lao động bậc cao vào Việt Nam?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools