vĐồng tin tức tài chính 365

Fintech được cởi trói, cuộc đua cho vay online thêm khốc liệt

2023-08-24 14:36
Cho vay online là xu hướng và sẽ phát triển như vũ bão thời gian tới. Ảnh: Đức Thanh

Cho vay online là xu hướng và sẽ phát triển như vũ bão thời gian tới. Ảnh: Đức Thanh

Ngân hàng hết lo lách luật

Thông tư số 06/2023/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/9/2023. Một trong những lý do khiến Thông tư được các ngân hàng hết sức trông chờ là một loạt quy định về hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử đã được bổ sung. Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) khẳng định, Thông tư này đã bắt kịp xu hướng hoạt động ngân hàng, cho vay khách hàng hướng tới số hóa thông qua các phương tiện điện tử, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức tín dụng và tiết kiệm chi phí giao dịch cho nền kinh tế.

Trên thực tế, hoạt động cho vay trực tuyến (đa phần với khoản vay nhỏ) đã được nhiều ngân hàng triển khai từ lâu. Tuy nhiên, do hình thức cấp tín dụng này chưa được quy định cụ thể trong luật, nên nhiều ngân hàng “vừa làm, vừa run” vì sợ hợp đồng bị tuyên vô hiệu trong trường hợp phát sinh tranh chấp. Với các khoản vay nhỏ, người dân e ngại tìm đến ngân hàng do lo ngại thủ tục rườm rà. Tuy nhiên, với Thông tư 06/2023/TT-NHNN cộng thêm sự ra đời của cơ sở dữ liệu dân cư, cho vay trực tuyến tới đây sẽ có sự tăng tốc.

Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Phó tổng giám đốc Vietcombank cho hay, với các khoản vay nhỏ, cho vay online phát triển sẽ giải quyết được nhu cầu của người dân và cả ngân hàng. Thời gian qua, các ngân hàng còn thận trọng cho vay online, bởi pháp lý chưa rõ ràng, dữ liệu chưa sạch. Tuy nhiên, với sự ra đời Thông tư 06/2023/TT-NHNN và sự ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các ngân hàng sẽ có cơ sở để thúc đẩy cho vay trên ngân hàng số.

Mặc dù Thông tư 06/2023/TT-NHNN đã đặt viên gạch lát đường hợp thức hóa cho vay điện tử, song theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, hành lang pháp lý vẫn cần hoàn thiện hơn nữa.

“Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó có đặt vấn đề liên quan đến ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong việc lưu trữ hồ sơ cho đến các hoạt động cho vay… Tuy nhiên, Chính phủ cần sớm công bố Nghị định thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt và cơ chế thử nghiệm (Regulatory Sandbox) trong lĩnh vực công nghệ tài chính”, ông Hùng kiến nghị.

Sắp cởi trói toàn diện về cho vay online

Liên quan tới hành lang pháp lý, ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, Nghị định sửa đổi Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt đã được NHNN trình Chính phủ hơn 4 năm. Ngày 8/8 vừa qua, Thường trực Chính phủ đã họp để xem xét, về cơ bản thống nhất với đề xuất trong Dự thảo Nghị định sửa đổi và đã có thông báo yêu cầu Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

“Chúng tôi rất kỳ vọng nghị định này sẽ được Chính phủ ký ban hành trong quý III/2023. Nghị định về sandbox cũng đã trình Chính phủ khoảng 2 năm nay, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng là Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện trình Chính phủ trong tháng 8/2023. Chúng tôi sẽ phấn đấu trình Chính phủ trước ngày 20/8”, ông Tuấn cho biết.

Theo ông Tuấn, nếu trong quý III/2023, hai nghị định trên được Chính phủ ký ban hành, ngay lập tức Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành 7 thông tư hướng dẫn liên quan. Trong thời gian tới, sau khi Nghị định được ký, thì Thông tư cũng sẽ được đăng báo để lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội và các bộ, ban, ngành liên quan. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ chính thức ban hành các thông tư liên quan, có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.

Như vậy, cùng với Thông tư 06/2023/TT-NHNN, việc Nghị định sửa đổi Nghị định 101/2012/NĐ-CP và Nghị định về sandbox ra đời, có hiệu lực từ đầu năm tới, sẽ khiến thị trường cho vay tiêu dùng, cho vay online khởi sắc.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong tổng số lượng giao dịch 6 tháng đầu năm 2023, các giá trị giao dịch từ 10 triệu đồng trở lên chỉ chiếm khoảng 10%, còn từ 20 triệu đồng trở lên chỉ trên dưới 5%, như vậy mức độ ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng là rất ít. Mặc dù vậy, cho vay online là xu hướng và sẽ phát triển như vũ bão thời gian tới. Việc cởi trói về mặt pháp lý sẽ khiến thị trường cho vay online ngày càng cạnh tranh với sự tham gia của nhiều chủ thể: ngân hàng, trung gian thanh toán, fintech, công ty tài chính...

Hành lang pháp lý phải đầy đủ hơn

- Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Để ngân hàng chuyển đổi số toàn diện, đầu tiên là hành lang pháp lý phải đầy đủ. Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, sẽ là cơ sở để NHNN, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có chiến lược, bước đi phù hợp với luật. Riêng với phương thức thanh toán, tôi kỳ vọng hành lang pháp lý phải đầy đủ hơn nữa.

Tôi thấy rất tội cho ngành ngân hàng, trong bối cảnh pháp lý không đầy đủ, vẫn phải loay hoay chuyển đổi số cho tốt.

Xem thêm: lmth.665823tsop-teil-cohk-meht-enilno-yav-ohc-aud-couc-iort-ioc-coud-hcetnif/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

“Fintech được cởi trói, cuộc đua cho vay online thêm khốc liệt”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools