Theo số liệu từ Công ty tài chính và dịch vụ thông tin tài chính toàn cầu S&P Global và Ngân hàng Thương mại Hamburg của Đức, chỉ số quản lý thu mua (PMI) của khu vực Eurozone đã giảm xuống 47 trong tháng 8 so với mức 48,6 trong tháng 6 - mức thấp nhất trong 3 năm qua và thấp hơn nhiều so với ngưỡng 50 để được công nhận là tăng trưởng.
Đáng chú ý, chỉ số PMI ngành dịch vụ lần đầu tiên giảm dưới mức ôn hòa trong năm nay từ 50,9 xuống 48, do người tiêu dùng đang phải gánh khoản lãi tăng cho các khoản vay tiêu dùng.
Hoạt động sản xuất cũng liên tục giảm từ giữa năm 2022 dù kết quả khảo sát PMI mới nhất cho thấy chỉ số trong khu vực này tăng từ 42,7 lên 43,7, đánh dấu lần tăng đầu tiên trong 7 tháng và tăng mạnh so với mức dự báo.
Sự lạc quan của các nhà quản lý thu mua đã cải thiện, cho thấy các nhà sản xuất đã đi qua giai đoạn tồi tệ với chỉ số sản lượng tương lai tăng từ 52,8 lên 53,5.
Theo đánh giá của giới chuyên gia kinh tế châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã thắt chặt chính sách từ tháng 7/2022 và dự kiến tạm dừng tăng lãi suất tháng 9 tới, song cũng không loại trừ khả năng lãi suất tiếp tục tăng vào cuối năm do vấn đề lạm phát vẫn dai dẳng.
VTV.vn - Nhờ giá năng lượng thấp, tiêu thụ khí đốt giảm, nguồn cung được đa dạng hoá nhanh chóng, cùng sự cải thiện của thị trường lao động đã giúp nền kinh tế châu Âu phục hồi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.76854005142803202-cot-maig-cut-peit-ua-uahc-et-hnik/et-hnik/nv.vtv