vĐồng tin tức tài chính 365

40 năm Huế vẫn ca, vẫn Ca Huế

2023-08-24 18:28
Các thế hệ của Câu lạc bộ Ca Huế tề tựu trong đêm kỷ niệm 40 năm - Ảnh: M.TỰ

Các thế hệ của Câu lạc bộ Ca Huế tề tựu trong đêm kỷ niệm 40 năm - Ảnh: M.TỰ

Đó là đêm 22-8, kỷ niệm 40 năm thành lập Câu lạc bộ Ca Huế (1983-2023) và 10 năm thành lập Câu lạc bộ Ca Huế thính phòng (2013-2023). 

40 năm trước, vào ngày 20-8, trên một sân khấu nhỏ của ngôi nhà 47 Trần Hưng Đạo, TP Huế (bây giờ là nhà sách Phú Xuân), Câu lạc bộ (CLB) Ca Huế thuộc Nhà Văn hóa Huế chính thức ra đời. Một sự kiện làm nức lòng các nghệ nhân, nghệ sĩ Ca Huế, đặc biệt các nghệ sĩ gạo cội, cũng như giới mộ điệu bộ môn nghệ thuật "đặc sản" của cố đô.

Tôi và các thành viên trong câu lạc bộ vẫn luôn nhắc nhau giữ khí chất của người nghệ sĩ chân chính; đoàn kết, thương yêu nhau; người trước chăm thế hệ sau, thế hệ sau biết trân quý, kính trọng các bậc tiền bối. Khách tri âm đang chờ đợi chúng ta đồng thanh tương ứng.
Nhà thơ Võ Quê

Nơi tụ hội tinh hoa Ca Huế

Nghệ sĩ đàn tranh Lệ Hoa (bên trái) và nghệ sĩ đàn nguyệt Thái Hùng (bên phải) trong những ngày đầu tiên của CLB Ca Huế - Ảnh: M.TỰ

Nghệ sĩ đàn tranh Lệ Hoa (bên trái) và nghệ sĩ đàn nguyệt Thái Hùng (bên phải) trong những ngày đầu tiên của CLB Ca Huế - Ảnh: M.TỰ

Đó là những năm tháng nghèo khó, nhưng điều mà nghệ sĩ khát khao nhất vẫn là được biểu diễn. Vì vậy, CLB Ca Huế ra đời đã lần lượt quy tụ đầy đủ giới nghệ sĩ tài hoa Ca Huế, các nghệ nhân gạo cội của âm nhạc cổ truyền. 

Và như lẽ tất nhiên, người tri âm, kẻ mộ điệu Ca Huế, cũng tự khắc tìm đến. Căn phòng nhỏ ở tầng hai "ngôi nhà văn hóa" 47 Trần Hưng Đạo lúc nào cũng đầy ắp tiếng đàn, tiếng hát say mê.

Ông Nguyễn Duy Hiền, lúc đó là giám đốc Nhà Văn hóa Huế, nhắc lại tên những người nghệ sĩ gạo cội có mặt từ buổi đầu năm ấy, mà người thưởng ngoạn hôm nay cần tưởng nhớ và tri ân. 

Đó là danh cầm Lê Văn Cần (đàn tỳ bà), Nguyễn Văn Tân (đàn nhị), Thái Hùng (đàn nguyệt), Châu Thới (đàn tranh), và các ca sĩ Minh Tâm, Thanh Tâm, Kim Thành, Quỳnh Hoa, Khánh Vân...

Nghệ nhân Ưu tú Thanh Tâm, người có mặt từ buổi đầu tiên của CLB Ca Huế, năm nay đã 78 tuổi, nhưng thanh sắc vẫn còn bền bỉ lắm - Ảnh: M.TỰ

Nghệ nhân Ưu tú Thanh Tâm, người có mặt từ buổi đầu tiên của CLB Ca Huế, năm nay đã 78 tuổi, nhưng thanh sắc vẫn còn bền bỉ lắm - Ảnh: M.TỰ

Tiếp đó là các nghệ nhân tên tuổi trong làng Ca Huế cũng đến tham gia: Tôn Thất Toàn, Tôn Thất Dung, Trần Kích, Nguyễn Kế, Quang Hải Phạm Văn Thiết, Vân Phi, Quế Trân, Minh Mẫn, Thanh Hương, Diệu Liên... 

Đặc biệt là sự tham gia của những "gia tộc Ca Huế" mà điển hình là gia đình của vợ chồng nghệ sĩ Ngọc Yến - Kim Oanh, có trưởng nam là Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Bình (sau này là giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế), con gái là Nghệ nhân Ưu tú Kim Vàng. 

Con, dâu, rể, cháu, chắc của "gia tộc ca Huế" này vẫn đang tiếp nối ông bà để có mặt hằng tuần ở CLB Ca Huế thính phòng - "hậu thân" của CLB Ca Huế năm xưa - ra đời từ 10 năm trước, cũng vào ngày 20-8-2013.

Đêm tri ân, ngày tiếp nối

Nhà thơ Võ Quê (đứng bên phải sân khấu), người gắn bó với CLB Ca Huế suốt 40 qua với vai trò chủ nhiệm, đang chuyện trò với những khán giả tri âm - Ảnh: M.TỰ

Nhà thơ Võ Quê (đứng bên phải sân khấu), người gắn bó với CLB Ca Huế suốt 40 qua với vai trò chủ nhiệm, đang chuyện trò với những khán giả tri âm - Ảnh: M.TỰ

Cũng trong một căn phòng nhỏ ấm áp như năm xưa, nhưng sân khấu của CLB Ca Huế thính phòng bây giờ nằm trong ngôi biệt thự cổ số 25 Lê Lợi. 

Mười năm qua, thế hệ hậu duệ và học trò của lớp nghệ sĩ năm xưa, vẫn tiếp tục "thính phòng" với người tri âm - những khán giả, du khách yêu Ca Huế. Họ thật sự là những người sống chết với Ca Huế.

Đêm thứ Ba (22-8) theo lịch biểu diễn hằng tuần của CLB Ca Huế thính phòng đã trở thành đêm tri ân tiền bối và đêm dành cho người tri âm. 

Nhiều người của bốn mươi năm trước đã đi xa, nhưng ai cũng cảm thấy như "hương hồn Ca Huế" của họ đang trở về. 

Hầu hết những người đang sống chết với Ca Huế hôm nay đều đã có mặt. Những khán giả tri âm vì mong muốn Ca Huế phải sống lâu đã gửi tiền về góp sức nuôi dưỡng.

Phải có mặt trong đêm đó, bạn mới hiểu vì sao Ca Huế khiến bao người say mê, mới thấu được các nghệ sĩ đã làm gì trong suốt 40 năm qua để nuôi dưỡng Ca Huế. Mới nể phục cốt cách của người chơi Ca Huế, khi họ quyết không bán vé hay thu tiền, suốt 40 năm qua. 

Nghệ sĩ chỉ biết Ca Huế cho thật hay, ai ủng hộ thì tùy tâm, không làm phật lòng nhưng cũng không chiều theo đòi hỏi của khách hàng - thượng đế.

Ông Trần Hoài (đứng sau), một người tri âm tri kỷ của CLB ca Huế suốt 40 năm qua, tặng kỷ vật năm xưa cho CLB Ca Huế thính phòng hôm nay - Ảnh: M.TỰ

Ông Trần Hoài (đứng sau), một người tri âm tri kỷ của CLB ca Huế suốt 40 năm qua, tặng kỷ vật năm xưa cho CLB Ca Huế thính phòng hôm nay - Ảnh: M.TỰ

Nhà thơ Võ Quê là người đã đảm đương chủ nhiệm CLB Ca Huế trong suốt 40 năm qua. Đêm nay, ông sung sướng kể lại những điều mừng vui của 40 năm nuôi dưỡng Ca Huế. Mừng vì giới nghệ sĩ có tinh thần tự nguyện cao, đầy trách nhiệm công dân, cống hiến hết mình cho văn hóa - nghệ thuật xứ Huế.

Mừng vì khán giả ngày một biết đến Ca Huế nhiều hơn. Giới mộ điệu, người tri kỷ tri âm, du khách mọi miền đã nồng nhiệt góp sức nuôi dưỡng Ca Huế, để CLB ca Huế thính phòng tiếp tục tồn tại.

Cũng chính CLB Ca Huế đã tiên phong sáng tạo ra một không gian diễn xướng mới: ca Huế trên đò sông Hương, vào tháng 1-1984. Đó là một sản phẩm du lịch độc đáo của du lịch Huế. Nhiều cư dân vạn đò đã đổi đời nhờ sản phẩm này.

Mừng vì các bài bản lớn trong hệ thống Ca Huế đã được duy trì biểu diễn thính phòng. Nhờ vậy, ngón đàn của các nghệ nhân, giọng ca của các nghệ sĩ ngày càng thuần thục, bài bản Ca Huế vẫn được bảo tồn. Mừng nữa, đó là đã xuất hiện một số soạn giả lời mới, cho Ca Huế được sống cùng nhịp điệu và hơi thở của thời đại.

Đặc biệt, từ cái nôi nghệ thuật nhỏ bé này, đã xuất hiện những mầm tươi non, kế thừa tinh hoa của các bậc Ca Huế lão thành. Các em là hậu duệ, là học trò của các nghệ sĩ. Từ khi còn nhỏ theo cha mẹ, ông bà đến sân khấu Ca Huế thính phòng, đến lúc này các em đã có thể thay thế họ. Và điều tuyệt vời đó đã diễn ra trên sân khấu ca Huế thính phòng đêm nay. Đêm tri ân, để mở ra ngày tiếp nối!

Thế hệ mầm non của CLB ca Huế ca bản Kim Tiền tri ân các bậc ông cha đã truyền nghề - Video: M.TỰ

Một gia đình Ca Huế trong đêm tri ân. Cô chị Ánh Hồng (áo tím) và cô em Ánh Tuyết cùng Ca Huế với tiếng đàn nguyệt của cha - nghệ sĩ Văn Việt và đàn tỳ bà của mẹ là nghệ sĩ Hồng Lê - Ảnh: M.TỰ

Một gia đình Ca Huế trong đêm tri ân. Cô chị Ánh Hồng (áo tím) và cô em Ánh Tuyết cùng Ca Huế với tiếng đàn nguyệt của cha - nghệ sĩ Văn Việt và đàn tỳ bà của mẹ là nghệ sĩ Hồng Lê - Ảnh: M.TỰ

Và đây là một gia đình Ca Huế nữa: Hà An (áo đỏ) và em trai Đình Khuê - con của nghệ sĩ đàn nhị Đình Hưng (bên trái) và nghệ sĩ đàn tranh Hà Trung (áo vàng phía sau) - Ảnh: M.TỰ

Và đây là một gia đình Ca Huế nữa: Hà An (áo đỏ) và em trai Đình Khuê - con của nghệ sĩ đàn nhị Đình Hưng (bên trái) và nghệ sĩ đàn tranh Hà Trung (áo vàng phía sau) - Ảnh: M.TỰ

Như Quỳnh, học sinh lớp 11 vừa theo học đàn tranh ở Học viện âm nhạc Huế, biểu diễn Ca Huế với tiếng đàn của bạn mình là Trâm Anh, con gái của nghệ sĩ Quỳnh Nga - Ảnh: M.TỰ

Như Quỳnh, học sinh lớp 11 vừa theo học đàn tranh ở Học viện âm nhạc Huế, biểu diễn Ca Huế với tiếng đàn của bạn mình là Trâm Anh, con gái của nghệ sĩ Quỳnh Nga - Ảnh: M.TỰ

Sau khi ca xong, Như Quỳnh tiếp tục đệm đàn cho mẹ - nghệ sĩ Kim Quy hát - Ảnh: M.TỰ

Sau khi ca xong, Như Quỳnh tiếp tục đệm đàn cho mẹ - nghệ sĩ Kim Quy hát - Ảnh: M.TỰ

Văn Minh (bên trái), sinh viên Trường Du lịch - Đại học Huế, một gương mặt trẻ của CLB Ca Huế - Ảnh: M.TỰ

Văn Minh (bên trái), sinh viên Trường Du lịch - Đại học Huế, một gương mặt trẻ của CLB Ca Huế - Ảnh: M.TỰ

Nghệ Sĩ Kim Hồng - con gái của nghệ nhân đàn nhị Nguyễn Mông - tự đánh trống để hát chầu văn - Ảnh: M. TỰ

Nghệ Sĩ Kim Hồng - con gái của nghệ nhân đàn nhị Nguyễn Mông - tự đánh trống để hát chầu văn - Ảnh: M. TỰ

Ba thế hệ Ca Huế cùng có mặt trên vuông chiếu Ca Huế suốt 10 năm qua. Nghệ nhân Ưu tú Kim Vàng (giữa), cùng con gái - nghệ sĩ Mai Sao (bên phải), và cháu ngoại - nghệ sĩ đàn nhị kiêm đàn bầu Quốc Khánh (bên trái). Họ là một phần thuộc "gia tộc Ca Huế" của cố nghệ sĩ Ngọc Yến - Kim Oanh - Ảnh: M.TỰ

Ba thế hệ Ca Huế cùng có mặt trên vuông chiếu Ca Huế suốt 10 năm qua. Nghệ nhân Ưu tú Kim Vàng (giữa), cùng con gái - nghệ sĩ Mai Sao (bên phải), và cháu ngoại - nghệ sĩ đàn nhị kiêm đàn bầu Quốc Khánh (bên trái). Họ là một phần thuộc "gia tộc Ca Huế" của cố nghệ sĩ Ngọc Yến - Kim Oanh - Ảnh: M.TỰ

Diệu Hương góp thêm vốn quý vào ca Huế với "Mười thương"Diệu Hương góp thêm vốn quý vào ca Huế với 'Mười thương'

TTO - Là người đảm nhận mảng ca Huế cho nhà hát Đài tiếng nói Việt Nam trong nhiều năm, đến nay, nghệ sĩ ưu tú Diệu Hương mới gửi đến công chúng một album có tên 'Ca Huế: Mười thương'.

Xem thêm: mth.21051916142803202-euh-ac-nav-ac-nav-euh-man-04/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“40 năm Huế vẫn ca, vẫn Ca Huế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools